Thập niên 2010: Thời đại hoàng kim của những phát kiến khoa học (Phần 2)
(Sóng trẻ) – Thập niên 2010 đánh dấu một thời kì vàng của những phát kiến khoa học, đặc biệt là lĩnh vực khoa học vũ trụ. Chỉ trong vòng 10 năm, nhiều khám phá thú vị mới được tiết lộ, giúp chúng ta hiểu rõ thêm phần nào về thế giới xung quanh, giải mã một phần những bí ẩn còn tồn tại. Dưới đây là những phát kiến khoa học đặc sắc nhất trong thập kỷ 2010.
8. Con người trong vũ trụ
Phi hành gia Scott Kelly cùng người em song sinh Mark (Ảnh: CNN)
Theo nghiên cứu của NASA Twins, việc dành 340 ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế trong khoảng giữa hai năm 2015 và 2016 đã gây ra những thay đổi trong cơ thể của phi hành gia Scott Kelly, từ cân nặng cho đến gen của ông ta.
Sau khi trở về từ trạm vũ trụ, phần lớn những thay đổi diễn ra trong cơ thể Kelly – được xác nhận qua việc đối chiếu với cơ thể người em song sinh Mark vẫn luôn ở trên Trái Đất của ông ta – đã trở lại bình thường. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sức khỏe con người có thể "duy trì chủ yếu" được một năm trong không gian.
Một năm trong vũ trụ gây ra nhiều ảnh hưởng tới Kelly: các tổn thương DNA; biểu hiện gen thay đổi; võng mạc, động mạch cảnh dày lên; sự biến đổi trong vi khuẩn đường ruột; giảm khả năng nhận thức và sự thay đổi cấu trúc ở hai đầu của nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, DNA của ông không hề bị biến đổi.
9. “Hạt của Chúa”
Hình ảnh cho thấy dấu vết va chạm của các hạt từ một thí nghiệm (Ảnh: CNN)
Năm 2012, các nhà khoa học công bố phát hiện ra một hạt mới có những đặc tính thích hợp với hạt Higgs, hạt khó tìm nhất trong Vật Lý. Khám phá đỉnh cao này được thực hiện bằng máy gia tốc khổng lồ đặt tại Thụy Sĩ. Từ lâu, người ta đã cho rằng hạt hạ nguyên tử này chính là một khối xây dựng cơ bản của vũ trụ.
Hạt Higgs được cho là lý do khiến mọi thứ trong vũ trụ, từ con người cho tới các hành tinh và những thiên hà, đều có khối lượng. Thuyết này được đề cập lần đầu tiên vào những năm 1960.
“Hạt Higgs là mảnh ghép còn thiếu cuối cùng trong giới hạn hiểu biết của chúng ta về những thành phần cấu tạo cơ bản nhất của vú trụ” Martin Archer, nhà vật lý thuộc Đại học Hoàng gia London cho biết.
10. Hai vật thể du hành liên sao
Trong thời gian qua, nhà thiên văn học đã phát hiện ra hai vật thể du hành liên sao tới Hệ Mặt Trời của chúng ta, và có lẽ đây chỉ là khởi đầu.
Vật thể du hành liên sao – hay vật thể có nguồn gốc nài Hệ Mặt Trời - đầu tiên từng được quan sát là 'Oumuamua. Các nhà thiên văn học đã quan sát nó trong vòng vài tuần tháng 10/2017, tranh luận về việc đó có phải là một tiểu hành tinh hoặc sao chổi không.
Vật thể du hành liên sao đầu tiên từng được quan sát 'Oumuamua (Ảnh: CNN)
Vật thể thứ hai, 2I/Borisov, là một sao chổi liên sao, được phát hiện vào cuối tháng 8/2019. Tên gọi của vật thể này được Trung tâm Tiểu hành tinh thuộc Liên minh Thiên văn Quốc tế đặt dựa theo người đầu tiên quan sát thấy nó, Gennady Borisov. 2I/Borisov sẽ được các nhà thiên văn học quan sát ít nhất 1 năm để tìm hiểu thêm.
11. Viết lại lịch sử loài người
Qua việc giải mã trình tự bộ gen và phục hồi một số xương, răng xuất hiện ở một hang động tại Siberia năm 2012, chúng ta đã có thêm thông tin rằng chủng người bí ẩn Denisovans từng sống bên cạnh người Neanderthal. Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số luận định về chủng người này.
Hình ảnh miêu tả đầu tiên về nại hình của người Denisovans (Ảnh: CNN)
Trước đó vào năm 2015, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài thuộc tông Người chưa từng được biết đến trước đây với tên gọi Homo Naledi trong một hang động Nam Phi. Các nhà nghiên cứu tin rằng Homo Naledi cũng có tập tục chôn cất người chết. Nài ra, bộ não của loài này rất nhỏ, chưa bằng một quả cam, và họ có bàn tay giống với con người. Nhưng, phần xương ngón tay được định hình theo đường cong - một đặc điểm cho thấy khả năng leo trèo và sử dụng công cụ.
Tạo hình mô tả chủng người Homo Naledi (Ảnh: CNN)
Trong năm 2018, một số hóa thạch lâu đời của người hiện đại, cũng như các bản vẽ hang động đã được tìm thấy.
12. Giống loài mới
Một thập kỷ trôi qua, có rất nhiều giống loài mới đã xuất hiện, dưới đây là một số loài ấn tượng nhất.
Năm 2013, Olinguito hay còn được gọi là mèo gấu được phát hiện. Loài động vật vú nhỏ với bộ lông màu đỏ cam mịn màng, khuôn mặt tròn đáng yêu đã gia nhập họ gấu trúc, sau khi được các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Smithsonian tìm thấy ở vùng núi Andes. Olinguito là loài động vật có vú ăn thịt đầu tiên được xác định ở châu Mỹ sau 35 năm.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy một loài động vật có vú mới trên Quần đảo Solomon vào năm 2017: một loài chuột có nguy cơ tuyệt chủng được người dân địa phương gọi là "vika". Nhưng họ chỉ tìm thấy duy nhất một con. Con vật dễ thương này trông giống như con lai giữa sóc và chồn possum hơn là chuột. Người dân địa phương mô tả nó là một sinh vật sống trên cây, có thể mở một trái dừa bằng hai chiếc răng cửa.
Tháng 11/2019, các nhà nghiên cứu cũng bắt gặp một sinh vật với kích thước tương đương một con thỏ, nhưng có nại hình giống hươu. Sinh vật này là cheo cheo lưng bạc, được phát hiện tại môi trường tự nhiên thuộc miền Nam Việt Nam. Đây là lần đầu tiên người ta chụp hình được cheo cheo lưng bạc sau gần 30 năm.
Cheo cheo lưng bạc tại Việt Nam (Ảnh: CNN)
13. Một vụ “va chạm vàng”
Lần đầu tiên vào năm 2017, các nhà khoa học đã quan sát thấy hai ngôi sao neutron trong một thiên hà gần đó va chạm. Kết quả từ vụ va chạm đó được gọi là một khám phá "chưa từng có", mở ra một kỷ nguyên mới cho nền thiên văn học.
Bức vẽ miêu tả lại cảnh hai ngôi sao neutron va chạm (Ảnh: CNN)
Vụ va chạm đã cho chúng ta những quan sát đầu tiên về nguồn gốc gây ra sóng hấp dẫn cũng như ánh sáng, được giải phóng dưới dạng vụ nổ tia gamma 2 giây. Không chỉ vậy, nó còn tạo ra các nguyên tố nặng như vàng, bạch kim và chì, phân tán chúng trên vũ trụ. Đây được coi là một vụ nổ kilonova.
Kể từ khi quan sát được, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thêm về những gì vụ va chạm tạo ra. Họ phát hiện: sóng hấp dẫn được tạo ra bởi một lỗ đen đang “nuốt” một ngôi sao neutron, cũng như những nguy cơ va chạm giữa sao neutron và lỗ đen.
14. Khám phá Sao Hỏa
Kể từ sau cú hạ cánh lịch sử trên Sao Hỏa vào năm 2012, xe thám hiểm tự hành Curiosity đã phát hiện ra một số điều, gồm: bằng chứng về việc Sao Hỏa từng tồn tại nước; chứng cứ cho thấy hành tinh này từng có những vật chất hóa học phù hợp để hỗ trợ sự sống; dấu vết của carbon hữu cơ trong đá Sao Hỏa; khí mêtan trong bầu khí quyển Hỏa Tinh; và đây từng là một hành tinh có bầu không khí dày hơn, ẩm hơn.
Một bức hình trên Sao Hỏa chụp bởi Curiosity (Ảnh: CNN)
Tất nhiên, sứ mệnh của Curiosity vẫn chưa kết thúc. Vào năm sau, chiếc xe tự hành Mars 2020 sẽ được phóng lên không gian, cùng thực hiện nhiệm vụ trên Hành Tinh Đỏ với Curiosity vào năm 2021.
Thời gian tới sẽ có gì xảy ra?
Hình ảnh mô tả hai chiếc xe tách khỏi nhau trong sứ mệnh Artemis (Ảnh: CNN)
Thập niên 2020 hứa hẹn là một thập kỷ mới với những phát kiến tuyệt vời, trên cơ sở những dự án được phát động vào cuối thập kỷ 2010 như tàu thăm dò không gian Parker Solar Probe, hay sứ mệnh của Kính viễn vọng không gian (TESS) thuộc chương trình Explorers. Những dự án này đều đã tìm ra những phát hiện thú vị về mặt trời và các nại hành tinh mới.
Các nhiệm vụ mới như Kính thiên văn không gian James Webb, có thể quan sát bầu khí quyển của các nại hành tinh và xác định thành phần của chúng, cũng được cho là sẽ ra mắt.
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: NASA có ý định cho người phụ nữ đầu tiên và người đàn ông tiếp theo lên Mặt Trăng vào năm 2024. Đây là một phần của sứ mệnh Artemis.
Phạm Phương Linh (Theo CNN)
Cùng chuyên mục
Bình luận