Thủ khoa đầu vào Khoa Phát thanh - Truyền hình 2019: “Hãy thi theo cách của bạn”
(Sóng trẻ) – “Hãy thi theo cách của bạn”. Đó là lời nhắn nhủ của bạn Đỗ Thị Phương Huệ (Thủ khoa đầu vào Khoa Phát thanh – Truyền hình năm 2019) tới K40 tương lai của Học viện Báo chí Tuyên truyền.
Những thay đổi về chương trình học do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang gây ra tâm lý lo lắng chung của nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là của các sĩ tử. Chỉ còn hơn một tháng nữa kỳ thi quan trọng sẽ diễn ra. Có lẽ điều mà đa số sĩ tử quan tâm hiện tại đó là làm sao để ôn luyện thật tốt, củng cố, hoàn thiện kiến thức và kỹ năng, đồng thời hình thành tâm thế tự tin để sẵn sàng đương đầu với kỳ thi sắp tới.
Đối với những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào ngành Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền chắc hẳn sự lo lắng còn nhân lên rất nhiều. Bởi nài chuẩn bị cho các môn thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh còn cần chuẩn bị hành trang để vượt qua bài thi Năng khiếu Báo chí (điểm khác biệt nhất trong tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền so với các trường khác).
Cảm thấy nghề báo là nghề đem đến nhiều trải nghiệm, phù hợp với tính cách của mình nên bạn Đỗ Thị Phương Huệ đã chọn Học viện Báo chí và Tuyên truyền là bến đỗ cho 4 năm Đại học. Vượt vũ môn với thành tích xuất sắc, Phương Huệ trở thành thủ khoa đầu vào Khoa Phát thanh – Truyền hình năm 2019. Cụ thể điểm xét tuyển tổ hợp R16 của Phương Huệ: Ngữ Văn 8,75; bài thi KHXH 9,75 và bài thi Năng khiếu báo chí 8,25. Hiện tại bạn đang theo học tại lớp Truyền hình chất lượng cao K39 và giữ chức vụ phó bí thư của lớp.
Đỗ Thị Phương Huệ - Thủ khoa đầu vào Khoa Phát thanh - Truyền hình 2019
Bạn Phương Huệ vinh dự phát biểu trong lễ khai giảng năm học 2019-2020 tại "Thánh đường" Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông qua các buổi tư vấn tuyển sinh online của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhận thấy hiện tại còn nhiều sĩ tử đam mê nghiệp báo đang khá lo lắng và mông lung về phương pháp ôn luyện trong giai đoạn nước rút. Đặc biệt là nhu cầu nắm bắt bí quyết làm bài thi Năng khiếu báo chí sao cho hiệu quả. Bởi vậy phóng viên trang tin điện tử Sóng Trẻ đã có cuộc trao đổi với bạn Phương Huệ nhằm chia sẻ kinh nghiệm ôn thi tổ hợp R16 (Ngữ văn, bài thi KHXH, bài thi Năng khiếu báo chí) của bạn đến với K40 tương lai của Học viện.
“Mưa dầm thấm lâu, dục tốc bất đạt”
Đó là phương pháp học các môn khoa học xã hội nói chung và các môn tổ hợp R16 nói riêng của bạn Phương Huệ. Nền tảng kiến thức cơ bản trong chương trình học là điều mà mỗi sĩ tử cần nắm vững. Yêu cầu cao hơn là phải biết vận dụng một cách hiệu quả những kiến thức đó trong quá trình làm đề. Bởi lẽ nội dung bài làm trên giấy thi chính là một trong những cơ sở quan trọng nhằm đánh giá cả một quá trình học tập của thí sinh.
Các môn như Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Giáo dục công dân có đặc thù nghiêng nhiều về lý thuyết, hàm lượng kiến thức lớn, liên hệ thực tế xã hội sâu rộng. Bởi vậy đối với những môn này cách học tập và ôn luyện hiệu quả nhất theo Phương Huệ là “tích lũy kiến thức từng ngày, từng ngày chứ không phải học trong ngày một ngày hai”.
Trong suốt quãng thời gian học cấp ba, việc định hướng được con đường đi trong tương lai cùng việc nhận thấy được những đặc thù của các môn học khiến Phương Huệ xây dựng được lộ trình học tập hiệu quả. Đối với các môn học có dung lượng lý thuyết lớn như các môn khoa học xã hội, bạn tiến hành song song quá trình học và ôn tập thường xuyên. Tần suất, mức độ ôn tập luôn đặt ở mức cao giúp cho kiến thức được khắc sâu và khó quên. Bên cạnh đó, việc học theo hệ thống sơ đồ tư duy cũng giúp kiến thức được hệ thống lại một cách logic, dễ học, dễ nhớ. Nài ra, việc ghi chép, chú thích, đánh dấu những mục, nội dung quan trọng hay những kiến thức nâng cao, liên hệ thực tế giúp cho nội dung bài thi trở nên sâu sắc hơn, khác biệt hơn và gây được ấn tượng hơn đối với cán bộ chấm thi.
“Hãy thi Năng khiếu báo chí theo cách của bạn”
Phương Huệ từng theo học tại trường THPT Bình Sơn, Vĩnh Phúc. Bản thân bạn thời gian trước kỳ thi năng khiếu báo chí còn rất tự ti vì thấy mình là học sinh tỉnh lẻ, lại chẳng phải là học sinh trường chuyên, hơn nữa còn không tham gia lớp luyện thi năng khiếu báo chí nào. Bạn bộc bạch: “Khi tham gia kỳ thi năng khiếu báo chí, mình rất mất tự tin vì nghĩ rằng bạn bè được học ôn tại các lớp ôn thi năng khiếu báo chí, còn mình thì không”.
Chính vì không ôn luyện tại một “lò” luyện thi năng khiếu báo chí nào nên Phương Huệ làm bài thi đặc biệt này một cách “bản năng” nhất. Hiểu một cách chính xác thì “bản năng” ở đây không phải nghĩ gì viết đó mà không dựa trên cơ sở khoa học hay không đảm bảo tính chân xác của thông tin, sự kiện. Thực chất “bản năng” mà bạn đề cập ở đây được hình thành qua một quá trình tìm hiểu, thu thập, tích lũy và rèn luyện nghiêm túc.
Đối với kỳ thi năng khiếu báo chí, các sĩ tử cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức xã hội tốt. Phương pháp của Phương Huệ là “cập nhật tin tức thường xuyên thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng”. Không chỉ đọc tin tức, nắm bắt được dòng chảy sự kiện, cập nhật diễn biến xã hội mỗi ngày mà còn phải học từ cách lập luận, phản biện xã hội đến văn phong, ngôn từ… của báo chí.
Với thành tích vượt vũ môn xuất sắc, bạn Phương Huệ được Khoa Phát thanh - Truyền hình phỏng vấn chia sẻ về kinh nghiệm học tập hiệu quả
Bên cạnh đó, cần thường xuyên thực hành xây dựng đoạn văn bản. Đối với Phương Huệ, các bài văn nghị luận xã hội hay các bài văn nghị luận văn học trong chương trình THPT là môi trường tốt để bạn rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản. Từ việc luyện tập thường xuyên, năng lực viết của bạn dần được nâng cao; khả năng diễn đạt, cách sử dụng ngôn từ thuần thục hơn; tư duy logic và lập luận sắc bén hơn.
“Cũng không quá nặng nề rằng thi năng khiếu thì phải thi như thế nào vì nó là năng khiếu. Các bạn chỉ cần thể hiện thật tốt những gì mình tích lũy được trong suốt quá trình học tập, rèn luyện. Và hãy thi theo cách của bạn”. Đó là lời nhắn nhủ của Phương Huệ đối với những bạn còn tâm lý hoang mang, lo lắng đối với bài thi Năng khiếu báo chí.
Theo Phương Huệ, trong kỳ thi, tâm lý là yếu tố chi phối rất nhiều đến chất lượng bài thi. Bạn sẽ khó có thể lập luận logic, đưa ra lý lẽ sắc bén, câu từ trau chuốt… nếu như không có trong mình “cái đầu lạnh và trái tim nóng”. Vì vậy, “hãy đi thi với tâm thế tự tin, sẵn sàng để có phong độ làm bài tốt nhất, vượt vũ môn thành công”.
Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra vào 2 ngày thay vì 2,5 ngày như năm trước vì lịch thi 2 bài thi tổ hợp diễn ra đồng thời trong một buổi sáng. Cụ thể, vào ngày 9/8, buổi sáng thi môn Ngữ văn, chiều thi môn Toán. Ngày 10/8, buổi sáng diễn ra song song 2 bài thi tổ hợp, buổi chiều thí sinh làm bài thi Nại ngữ. Bên cạnh đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đã đưa ra đề án tuyển sinh năm 2020. Theo đó kỳ thi Năng khiếu báo chí sẽ diễn ra vào 15-16/8.
Trần Xuân
Ảnh: NVCC
Cùng chuyên mục
Bình luận