Thương mại hóa thiên đường Sapa

(Sóng Trẻ) - Hình ảnh những em bé mươi tuổi, lưng địu em nhỏ, vừa bán hàng rong vừa xin tiền đã trở nên quen thuộc với du khách khi đến với Sapa (Lào Cai) – thiên đường du lịch vùng Tây Bắc.

Từ những con đường thương mại hóa…

Không chỉ ngày cuối tuần mà cả những ngày thường, khách du lịch đổ về Sapa khá đông. Thời điểm này đang là mùa “du lịch” của vùng. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để phát triển các dịch vụ cũng như quảng bá du lịch Sapa.

Những con đường đất đỏ đặc trưng trên đất Sapa giờ đã được bê tông hóa. Những nhà hàng, khu du lịch mọc lên như “nấm sau mưa”.

Nhưng dường như sự thay đổi nhanh chóng của thị trấn đang ảnh hưởng đến con người vốn sống giản dị nơi đây. Trên khắp những nẻo đường tới các khu du lịch như Cát Cát, Hàm Rồng hay thác Tình yêu… rất nhiều em bé mới mươi tuổi, lưng địu em nhỏ, níu tay chèo kéo khách mua hàng, xin kẹo, thậm chí là xin cả tiền.

“Anh, chị mua đi. Anh, chị mua đi…” là câu nói được lặp đi lặp lại nhiều lần khi du khách bước chân xuống bất kì con đường nào ở thị trấn Sapa. Xung quanh khu vực Nhà thờ đá, rất nhiều em nhỏ tay cầm vòng thổ cẩm đơn giản hoặc vòng giả bạc cố níu khách mua cho bằng được. Có nhiều khách không mua, tỏ ý khó chịu nhưng các em nhỏ vẫn lẽo đẽo đi theo phía sau cho đến khi khách mua hoặc “bo” tiền mới chịu buông tha.

Đi sâu xuống khu du lịch Cát Cát, các em bé tóc xơ xác, trên người chỉ mặc một chiếc áo mỏng, cố níu khách hoặc đi theo du khách để xin kẹo hoặc xin tiền.

“Mình đến Sapa ba lần rồi, lần đầu thì không biết, nhưng những lần sau đến, trước khi xuống bản mình đều chuẩn bị một gói kẹo thật to để cho các em.”, Thu Hằng, sinh viên Đại học kinh tế quốc dân chia sẻ.

                                              0916921a5_72d6c8998028bfc810a381ecbd981b3b_39813003.anh1.jpg

                                  Những em bé này được bố mẹ giao cho nhiệm vụ đi xin tiền du khách

Dường như hình ảnh đó đã trở nên quá quen thuộc đối với nhiều du khách. Nhiều người vui vẻ cho các em và đi tiếp. Tuy nhiên, không ít người phàn nàn, tỏ ý không hài lòng về sự thay đổi nơi đây.

“Vợ chồng tôi đến Sapa nhiều lần rồi. So với lần đầu tiên khi tôi đến, lúc Sapa còn nhiều những con đường đất đỏ lượn vòng quanh bản thì bây giờ thị trấn này thực sự thay đổi. Phong cảnh ở đây ngày càng đẹp lên và không chê vào đâu được, nhưng con người nơi đây không còn vô tư như xưa mà chỉ toàn xin tiền thôi”, bác Hùng, Hà Nội tâm sự.

… Đến “Chợ xin tiền”

Một nét đặc sắc của Sa Pa khi về đêm, nhất là đêm thứ bảy là các phiên chợ tình, vốn là hình thức sinh hoạt truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Các chàng trai, cô gái kết bạn qua tiếng khèn, tiếng sáo, qua điệu múa giao duyên chứa đựng tình cảm mà họ muốn thổ lộ. Trong tiếng khèn réo rắt, điệu múa đắm say, con gái con trai trao nhau ánh mắt tình tứ, hát đối tỏ tình.

Nhưng Chợ tình Sapa ngày nay đang dần mất đi những bản sắc vốn có, mất đi nét lãng mạn khiến du khách đắm say.

                09162be3c_fbb7a6f25dd002d2153501527a8ad07a_39813004.anh2.jpg

                                                                 Hát, múa tại Chợ tình

Cuộc sống hiện đại và những con người hiện đại từ khắp mọi miền đất nước, các nơi trên thế giới đã làm cho Chợ tình Sapa mất đi chất “tình” của nó. Các cô gái chàng trai đến đây không chỉ để tỏ tình, truyền cho nhau hơi ấm yêu thương mà còn để... bán tiếng khèn, tiếng hát, điệu nhảy!

Trước đây, qua tiếng khèn tiếng sáo, các thiếu nữ mới lớn đến phiên chợ tình nhận ra tình cảm của các chàng trai thổ lộ với mình. Nhưng ngày nay, tiếng khèn tiếng sáo trở thành dịch vụ để phục vụ cho du khách. Cứ sau mỗi điệu nhảy, các chàng trai giơ những chiếc mũ thổ cẩm để khách… bỏ tiền vào. Sau khi được khách “bo”, những tiếng khèn, những điệu nhảy nhịp nhàng lại vang lên, bên cạnh là những cô gái má ửng hồng xòe ô trong điệu khèn.

Các chàng trai đi tìm bạn gái ở phiên chợ tình Sapa cũng thừa nhận, giờ chợ tình không còn thiêng liêng và ý nghĩa như ngày xưa. Một số người thổi khèn thực chất chỉ để kiếm tiền chứ không phải đi tìm bạn gái.

“Một buổi tối mà mình phải cho tiền những ba lần để được xem và ngắm kĩ điệu nhảy. Cũng thấy hơi lạ khi ở đây người ta xin tiền nhiều quá!”, Diệu Linh, sinh viên Cao đẳng sư phạm Hưng Yên nói.

Một số du khách lần đầu đến Sapa đã không giấu nổi ngạc nhiên khi có quá nhiều em nhỏ cứ thổi khèn xong lại ngả mũ năn nỉ xin tiền khách. Cạnh đó là những sạp hàng thổ cẩm, những vòng tay đơn giản, những chiếc khăn họa tiết độc đáo cũng được chào mời khách không ngớt.

Những thay đổi trên ở thiên đường du lịch Sapa không chỉ tác động trực tiếp đến sự thơ mộng của cảnh tình Sapa, mà còn ảnh hưởng đến lối sống vô tư, hồn nhiên, giản dị của con người nơi đây. Sự thương mại hóa trên mọi nẻo đường đang dần làm mất đi những ấn tượng về các phong tục truyền thống nơi đây, làm mất đi nét hoang dại của con người cũng như sự thanh thản trong tâm hồn du khách.

Ngọc Hảo – Thanh Hà
Báo mạng điện tử K28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền


 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN