Tiền Giang: Thoát nghèo nhờ nuôi bò thịt


(Sóng tr) -  Nhiều năm qua, bà con nông dân ấp Bình Hòa Long (xã Bình Nhì, huyện Hò Công, tỉnh Tiền Giang) phát triển mạnh việc nuôi bò thịt theo quy mô hộ gia đình. Nhờ việc chăn nuôi đó mà nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xã Bình Nhì là một trong 12 đơn vị hành chính cấp cơ sở của huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang), có diện tích tự nhiên trên 1.300 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp gần 1.000 ha, trên 80% hộ dân sống bằng nghề nông.

Những năm qua, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi cùng sự định hướng phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã, nhiều hộ dân đã chuyển đổi qua chăn nuôi bò thịt và đã vươn lên thoát nghèo, với thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng/năm. Tiêu biểu là gia đình ông Nguyễn Văn Nhàn (ấp Bình Hòa Long, xã Bình Nhì) là hộ nghèo của ấp, nhờ áp dụng KHKT chăn nuôi bò thịt, nên ông đã mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi 2 bò nái. Sau 1 năm sinh sản được 2  bò thịt thu được trên 32 triệu đồng. Còn anh Nguyễn Văn Hải nuôi 2 bò nái, chỉ sau 2 năm sinh sản được 5 bò con, thu nhập trên 70 triệu đồng. Năm 2012, anh đã xây được một căn nhà khang trang gần 150 triệu đồng.


3e23be7d1_anh_nuoi_bo_thit.bmp

Nhiều hộ dân chăn nuôi bò thịt đã vươn lên thoát nghèo

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Ngân hàng chính sách xã hội đã giải ngân cho hộ nghèo vay hỗ trợ  chăn nuôi bò với lãi xuất thấp cho 167 hộ với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng. Nài ra, Hội Nông dân xã còn cho vay từ nguồn quỹ hỗ trợ Nông dân 12 hộ với số tiền 24 triệu đồng.

Bên cạnh đó, UBND và Hội Nông dân xã đã phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm dạy nghề huyện Gò Công Tây tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT) và mở lớp dạy nghề chăn nuôi bò thịt để áp dụng vào sản xuất, nông dân đã chuyển đổi từ giống bò địa phương sang các giống bò cho năng xuất cao hơn như: Sin, Bradman, Saluwal... từ đó đã rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công tác tiêm phòng cũng được bà con nông dân quan tâm thực hiện đầy đủ, đảm bảo sức khỏe, hạn chế rũi ro trong chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với mô hình nuôi bò thịt đúng quy trình KHKT như trên, cùng với sự quan tâm khuyến cáo và nhân rộng  của các ngành chức năng địa phương, hy vọng rằng một thời gian không xa bà con nông dân ấp Bình Hòa Long (xã Bình Nhì, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang)
sẽ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
                                                                         Nguyễn Văn Hoàng
                                                   Lớp Báo chí Tiền Giang


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN