Tình yêu nối dài qua những lá thư tay: “Hai bên súng địch ta vẫn nổ, anh viết thư cho em”

(Sóng trẻ) - Đó là lời trong bức thư mà tướng Hoàng Đan nhắn gửi người vợ Nguyễn Thị An Vinh trong những ngày chiến trận còn vô cùng cam go ở tiền tuyến. Những dòng thư mặn nồng ấy được thuật lại trong cuốn sách “Thư cho em” của tác giả Hoàng Nam Tiến - con trai út của Thiếu tướng Hoàng Đan.

Chuyện tình thiếu tướng Hoàng Đan và bà Nguyễn Thị An Vinh được con trai út của họ - doanh nhân Hoàng Nam Tiến tái hiện trong cuốn “Thư cho em”. Tác phẩm được biên soạn từ hơn 400 bức thư mà hai người đã viết cho nhau trong suốt những năm tháng chiến tranh dài đằng đẵng.

Sách gồm bốn phần: “Đi Điện Biên Phủ về, ta cưới!”; “Hương gây mùi nhớ”; “Thư cho em giữa hai bên súng địch ta vẫn nổ” và “Về đây bên nhau”. Mỗi chương tương ứng với các mốc thời gian từ khi vợ chồng thiếu tướng nên duyên, đến tháng ngày phải xa cách vì chiến tranh, cuối cùng là hạnh phúc bên nhau lúc về già.

anh-1.jpg
“Thư cho em” tái hiện chuyện tình của tướng Hoàng Đan và vợ qua lời kể của con trai.

 

Chuyện tình của họ gắn liền hai cuộc chiến tranh với những sự kiện lịch sử như chiến dịch Thượng Lào 1953, Tổng Tiến công xuân Mậu Thân 1968 và trận Thành cổ Quảng Trị mùa hè 1972. Băng qua những cách trở bởi bom đạn, mỗi lá thư trao đến người thương đều mang nặng nỗi nhớ mong trong lòng người lính. Từng câu chữ trên trang giấy in đậm một tình yêu da diết, đọng mãi với thời gian.

Ở hai đầu nỗi nhớ; Thiếu tướng Hoàng Đan gửi về hậu phương của mình sự quan tâm và những lời lãng mạn, người vợ An Vinh lại hồi đáp tình cảm nơi tiền tuyến bằng tình yêu thương và cập nhật cho chồng về các con, về đời sống. Theo ông Hoàng Nam Tiến; bố mẹ ông cũng bàn bạc từ chuyện trọng đại qua thư, cho đến những câu chuyện làm hòa với nhau khi giận dỗi.

anh-2.jpg
Hình cưới của Thiếu tướng Hoàng Đan và bà An Vinh. (Ảnh: NVCC)


Trong thư, Thiếu tướng Hoàng Đan luôn chủ động thể hiện tình cảm qua cách gọi thân thương ''Em Vinh'', ''Vinh em'', ''Chồng của Vinh'' hay những lời ngọt ngào, lãng mạn. Vốn là người kín đáo nhưng theo thời gian, bà An Vinh dần thay đổi và chăm viết thư cho ông. Theo lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến, trong bốn năm thiếu tướng Hoàng Đan đi Liên Xô học cao cấp quân sự, cha mẹ ông không chờ hồi âm của nhau mà lần lượt viết, trung bình tuần nào cũng gửi một thư, có tuần hai bức.

Viết thư gửi cho vợ, tướng Hoàng Đan ít đề cập sự khốc liệt nơi chiến trường mà luôn thể hiện tinh thần sẵn sàng lăn xả vì đất nước. Bức thư ông gửi vợ ngày 15/11/1960 có đoạn viết: ''Anh nhìn đến đời chúng sau này anh càng sung sướng vì dù sao anh cũng thấy được người thật sự sống sung sướng là con chúng ta. Còn anh, anh đổi thanh xuân sôi nổi để cống hiến cho Tổ quốc, cho những năm tháng chiến tranh''.

anh-3.jpg
Những bức thư tay của bố được ông Hoàng Nam Tiến gìn giữ cẩn thận. (Ảnh: Dân Việt)

 

Là hậu phương vững chắc của vị tướng nơi mặt trận, bà An Vinh cũng gom tình cảm gửi vào những lời hồi âm dịu dàng. Bà cập nhật cho ông về sức khỏe, về tình hình của các con: “''An càng lớn càng giống anh nhiều...'', ''Bé Hồng thì chưa biết gì, mà cũng không biết ba là ai cả. Nó vừa gầy vừa yếu, nhưng ngoan lắm'', ''Anh ạ, nếu anh sống bên cạnh hai đứa con thì anh sẽ thấy tình yêu của chúng ta sâu sắc hơn, không ngày nào em không nghĩ đến anh...''

Những lá thư từ hậu phương là niềm hy vọng cho ngày trở về, là động lực cho các chiến sĩ, bộ đội vững vàng nơi mặt trận khói lửa. “Thư cho em” không chỉ là chuyện tình của một đôi vợ chồng mà còn là tình yêu của cả một thế hệ đã hy sinh hạnh phúc riêng cho nhiệm vụ chung lớn lao là giải phóng dân tộc, bỏi “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”.

anh-4.jpg
Mối tình ươm mầm trong lửa đạn đã trở thành thiên tình sử bất diệt kéo dài hai thế kỷ. (Ảnh: NVCC)

 

Cuốn sách được viết ra không chỉ để lưu giữ ký ức của tác giả về gia đình mà còn truyền cảm hứng cho giới trẻ về một tình yêu dũng cảm, lãng mạn và bất diệt với thời gian.

Thiếu tướng Hoàng Đan (1928 - 2003) sinh ra trong một gia đình danh tướng tại Nghệ An, là hậu duệ đời thứ 21 của Hoàng Tá Thốn, một danh tướng đời Trần, từng được phong là Sát Hải Đại Vương. Ông là cán bộ chỉ huy đã tham gia kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Vợ của tướng Hoàng Đan là bà Nguyễn Thị An Vinh (1933 - 2022). Năm 37 tuổi, bà là Đại biểu Quốc hội khóa III và là Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Sở Thương Nghiệp Hà Nội (Sở Công thương Hà Nội hiện nay).

Hai vợ chồng có với nhau ba người con: Hoàng An, Hoàng Xuân Hồng và Hoàng Nam Tiến. Ông Hoàng Nam Tiến là con trai út, hiện đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, trường Đại học FPT.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khai mạc đại triển lãm “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai”

Khai mạc đại triển lãm “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai”

Tin nổi bật52 phút trước

Sáng ngày 9/11, triển lãm “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai” chính thức khai mạc tại Cung Thiếu nhi Hà Nội (36-38 Lý Thái Tổ), mở đầu chuỗi hoạt động thuộc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. 

Cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại qua Triển lãm "Cảm thức Đông Dương"

Cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại qua Triển lãm "Cảm thức Đông Dương"

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác: Cảm thức Đông Dương tại tòa nhà 19 Lê Thánh Tông trưng bày cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo.

Ươm mầm sáng tạo qua Triển lãm tranh thiếu nhi “Mùa gió”

Ươm mầm sáng tạo qua Triển lãm tranh thiếu nhi “Mùa gió”

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng ngày 9/11, Triển lãm tranh thiếu nhi “Mùa gió” đã chính thức diễn ra tại Hành lang tầng 3, Cung Thiếu nhi Hà Nội.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN