Tọa đàm ra mắt bộ sách Việt Nam Danh tác: Sách xưa hồi sinh trong lòng hiện tại

(Sóng trẻ) - Tiến sĩ văn học Trần Ngọc Hiếu đã nói trong buổi ra mắt bộ sách Việt Nam Danh tác sáng 17/12 tại Trung tâm văn hóa Pháp Hà Nội: “Sự trở lại của Việt Nam Danh tác có ý nghĩa như một phép thử sức sống của Văn học nước nhà.”

Buổi tọa đàm mang tên "Danh tác xưa, người đọc mới" là sự kiện khởi đầu cho cuộc trưng bày bộ sách Việt Nam danh tác -  bộ sách được tái bản mới đây nhằm vinh danh, giới thiệu lại với độc giả những tác phẩm một thời được đánh giá là tinh túy của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam, NXB Hội Nhà văn và các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên, Tạ Duy Anh, Đoàn Ánh Dương, Trần Ngọc Hiếu… đã cùng cộng tác tuyển chọn cho ra đời bộ sách.


1e3d1aab7_dsc04901.jpg
Bạn đọc bên bộ sách Việt Nam Danh tác

Việt Nam danh tác bao gồm 14 cuốn văn xuôi đa dạng các thể loại và 6 tập thơ, gồm các tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945 vốn không còn xa lạ với bạn đọc: tiểu thuyết Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), một số tác phẩm đã được dịch ra tiếng Pháp, các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới…

1e3d1aab7_dsc04897.jpg

Phát biểu tại buổi tọa đàm về ý tưởng ra đời bộ sách, ông Nguyễn Nhật Anh – Phó Giám đốc Công ty Sách truyền thông Nhã Nam cho rằng vấn đề dị bản đối với các tác phẩm nổi bật của văn học Việt Nam thế kỷ XX và vấn đề môi trường xuất bản chỉ chú trọng xuất bản sách văn học nước nài là hai yếu tố thúc đầy sự ra đời bộ sách Việt Nam danh tác. “Ở Việt Nam, chúng tôi tin vẫn có những tác giả với những tác phẩm có thể trở thành di sản”, ông Nguyễn Nhật Anh bày tỏ.

Bộ sách Việt Nam danh tác được tái bản căn cứ vào bản thảo chính xác nhất, thường là các bản nguyên vẹn, nguyên gốc, không bị kiểm duyệt thời Pháp cắt bỏ nhằm đảm bảo tính hoàn thiện của văn bản.

Song, theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, vấn đề dị bản chưa được quan tâm đúng mức từ đội ngũ các nhà nghiên cứu văn học cũng là một rào cản lớn đối với nhóm tuyển chọn trong quá trình chọn lọc các tác phẩm vào bộ Việt Nam danh tác: “Mỗi lần in là một lần tạo ra dị bản. Nguyên nhân do thể chế chính trị, tác động của giai cấp cầm quyền, cũng có thể do sai sót từ quá trình in ấn.Đối với tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, riêng một chương đã có tới 40, thậm chí 50 dị bản khác nhau.”

1e3d1aab7_dsc04922.jpg
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân – người đã tiến hành khảo cứu những dị bản của tác phẩm “Số đỏ”

Giải thích khái niệm “Danh tác” là một trong những nội dung của buổi tọa đàm. Nói về tiêu chí để tuyển chọn các tác phẩm, tiến sỹ văn học Trần Ngọc Hiếu cho rằng: “Một tác phẩm được gọi là danh tác khi người ta có thể tìm trong nó một ý nghĩa nào đó của thời đại mình. Danh tác cũng có ý nghĩa như kinh điển.” Nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương nhấn mạnh đến yếu tố thời gian: “Tác phẩm đó phải sống được với thời gian. Nó kêu gọi được sự 'đọc lại' từ đời sống. Nó khiến những người đời sau phải chất vấn, phải suy nghĩ về nó.”

1e3d1aab7_dsc04955.jpg
Từ trái qua phải: tác giả Mai Anh Tuấn, tiến sỹ Trần Ngọc Hiếu, nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương và nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân

Sự trở lại của các tác phẩm Việt Nam Danh tác trong đời sống văn học hiện nay có ý nghĩa như “Một phép thử sức sống của Văn học nước nhà” (tiến sỹ Trần Ngọc Hiếu). Còn theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, đây là một cách để thúc đẩy đội ngũ nghiên cứu quan tâm đến lịch sử biến động về mặt văn bản trong các tác phẩm văn học Việt Nam thế kỷ XX nổi bật.

Vấn đề sự tác động của “quyền lực nhà trường” đối với cách cảm nhận của thế hệ trẻ ngày nay về các danh táccũng được nhắc đến trong buổi tọa đàm. Về vấn đề này, tiến sỹ Trần Ngọc Hiếu khuyên các bạn trẻ đọc sách một cách tư nhiên, gạt bỏ định kiến và cảm nhận tác phẩm theo cách của riêng mình.

Trong phần giao lưu với khán giả, khi được hỏi về việc không có sự xuất hiện các tác phẩm của nhà văn Nam Cao – cây bút tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 trong bộ sách, các nhà nghiên cứu cho rằng bộ sách sẽ tiếp tục được mở rộng, được thêm mới, những tác phẩm ra mắt đầu tiên này chỉ là bước đầu của quá trình chọn lọc, chưa phải lời khẳng định cuối cùng về giá trị của bộ Việt Nam Danh tác. “Tôi mong bộ sách sẽ có hàng trăm tập sách”, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân chia sẻ.

Bộ sách “Danh tác xưa, người đọc mới” do NXB Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn phối hợp ấn hành sẽ ra mắt tại cuộc trưng bày “Những cuốn sách vang bóng một thời” tổ chức tại Nhà sách Nhã Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), bắt đầu từ ngày 18/12 đến hết ngày 22/12/2014.

Ngọc Hà
Báo mạng Điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Tết Trung thu trong tín ngưỡng người Việt được xem là Tết của trẻ em. Nhưng, tại nhà X1, ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phóng viên được chứng kiến một cái Tết Trung thu đặc biệt. Tết Trung thu của những đứa trẻ mang hình hài “trưởng thành”.

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN