Tọa đàm: Xã hội học với truyền thông trong quá trình phát triển đất nước

(Sóng trẻ) - Nằm trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm 25 năm thành lập Khoa Xã hội học và Phát triển, tọa đàm “Xã hội học với truyền thông trong quá trình phát triển đất nước” đã được tổ chức. Sự kiện diễn ra vào 29/11 tại hội D, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả, là các giảng viên, nguyên giảng viên trong và nài Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên nghiên cứu về xã hội học và báo chí, truyền thông: TS Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học và Phát triển; PGS.TS Nguyễn Thị Tố Quyên, PGS.TS Phạm Hương Trà, Phó trưởng khoa Xã hội học và Phát triển; TS Dương Thị Thu Hương, giảng viên khoa Xã hội học và Phát triển; PGS.TS Nguyễn Văn Dững, nguyên Trưởng khoa Báo chí, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trịnh Văn Tùng, Trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy cô của khoa Xã hội học và Phát triển…

b9195bf4f_hinhf_1.jpg

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Phần đầu, các thầy cô của khoa Xã hội học và Phát triển đã giới thiệu tổng quan về nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của khoa về lĩnh vực truyền thông trong thời gian từ 2001 đến nay. TS Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học và Phát triển cho biết: “Một trong những hướng nghiên cứu trọng tâm trong gần 2 thập kỷ qua là Khoa Xã hội học chú trọng vào nghiên cứu Truyền thông và công chúng báo truyền thông. Các nghiên cứu có tính thống nhất về mặt phương pháp và thống nhất về mặt nội dung, địa bàn khảo sát rộng, bao gồm nhiều hướng tiếp cận với truyền hình, với phát thanh, báo in, internet và các nội dung nghiên cứu từ thực trạng tiếp cận đến thái độ, hành vi, nhu cầu, đặc biệt là hiệu quả truyền thông. Các nghiên cứu được tiến hành bài bản, có sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế… Kết quả đạt được của các nghiên cứu mang ý nghĩa quan trọng, giúp các đài phát thanh truyền hình hiểu hơn về công chúng của mình, có nhiều thầy cô giáo đã dựa trên những nghiên cứu này để thực hiện công trình khoa học, nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel cũng sử dụng kết quả của chúng tôi.”

b9195bf4f_hinh_2.jpg

TS Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học và Phát triển trình bày khái quát những nghiên cứu mà khoa đã thực hiện từ 2001 đến nay

Cụ thể hơn về các kết quả thu thập được của các nghiên cứu mà Khoa Xã hội học và Phát triển đã thực hiện, PGS.TS Phạm Hương Trà, Phó trưởng khoa Xã hội học và Phát triển chia sẻ: “Từ năm 2001 đến 2019, theo thời gian thì lượng công chúng tiếp cận đối với các phương tiện truyền thông cũng có những sự thay đổi nhất định nhưng đối với truyền hình thì sự thay đổi này không nhiều. Trước năm 2001, phần lớn công chúng tìm đến với báo in. Nhưng sau đó, báo truyền hình lên ngôi và đến khi inernet phổ biến thì kênh thông tin này lại chiếm phần lớn công chúng. Tỷ lệ người đọc báo in càng ngày càng giảm nhưng vẫn giữ được lượng công chúng trung thành của mình. Số lượng công chúng nghe đài phát thanh ở nằm ở độ tuổi nài 50 và số lượng học sinh, sinh viên nghe đài càng ngày càng giảm…”

b9195bf4f_hinh_3.jpg

PGS.TS Phạm Hương Trà, Phó trưởng khoa Xã hội học và Phát triển trình bày kết quả nghiên cứu công chúng báo chí truyền thông mà khoa Xã hội học và Phát triển đã thu thập được

Trước sự thay đổi của bối cảnh xã hội, từ những kết quả nghiên cứu, PGS.TS Nguyên Thị Tố Quyên trăn trở: “Xã hội 4.0 thì mỗi người là một nhà truyền thông. Hiện nay, việc quản lý tiếp cận, phát ngôn trên các phương tiện truyền thông đại chúng đang là một vấn đề đặt ra đối với xã hội phát triển Việt Nam… Làm thế nào để chúng ta sử dụng truyền thông để chúng ta có thể chính xác thông tin và định hướng dư luận xã hội là vấn đề đặt ra vô cùng quan trọng hiện nay, đòi hỏi các nhà truyền thông chính thống chúng ta phải là phương tiện, công cụ của Đảng và Nhà nước, chính quyền, các tổ chức để dập tắt đi các thông tin sai lệch.”

b9195bf4f_hinh_4.jpg

PGS.TS Nguyên Thị Tố Quyên, Phó trưởng khoa Xã hội học và Phát triển đặt vấn đề mà các nhà xã hội học về truyền thông, các nhà quản lí truyền thông cần phải giải quyết

Nhìn nhận sự biến đổi của công chúng từ các nghiên cứu đã thực hiện, TS Dương Thị Thu Hương, giảng viên khoa Xã hội học và Phát triển cho rằng: “Vị thế của công chúng trong giai đoạn này đã thay đổi. Công chúng bây giờ không còn là người thụ động tiếp nhận thông tin nữa mà là người chủ động sử dụng các phương tiện truyền thông.  Đây là vấn đề lớn đặt ra mà ngành xã hội học cần phải chứng thực. Những cái bắt tay trong tương lai sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu xã hội học về truyền thông”

Phát biểu tại tọa đàm, PGS. TS Nguyễn Văn Dững, nguyên Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng: “Môi trường truyền thông hiện nay, Việt Nam là quốc gia nói nhiều đến 4.0 nhưng tư duy đang ở 0.4… Trong quá trình truyền thông, Không chỉ là nghiên cứu công chúng mà còn nghiên cứu phương tiện truyền thông, kênh truyền thông, hiệu quả truyền thông… Tuy nhiên, bất cập là chúng ta mới chỉ đang nghiên cứu sâu vào công chúng báo chí. Mà xã hội của chúng ta là xã hội thông tin, xã hội công nghệ số, mà chúng ta lại hợp tác giữa báo chí, truyền thông và xã hội học để mở rộng khái niệm, đi vào thực tiễn để cho nó thực sự là nó. Khuyên nghị cho Viện Báo chí và khoa Xã hội học và Phát triển cho vấn đề này.”

b9195bf4f_hinh_5.jpg

PGS. TS Nguyễn Văn Dững, nguyên Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền bày tỏ quan điểm tại tọa đàm

Ở một góc độ khác, khi nhìn vào mối quan hệ giữa xã hội học và truyền thông trong công tác nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng: “Các phương pháp, kiến thức nền tảng của ngành xã hội học rất quan trọng cho việc nghiên cứu báo chí truyền thông trong bất kỳ nghiên cứu chuyên môn nào của các thầy cô và sinh viên. Tuy nhiên, có một lỗ hổng là những công trình nghiên cứu đó là cần kiến thức liên ngành, đó không chỉ cần đến kiến thức báo chí, truyền thông mà còn cần kiến thức rất sâu của kiến thức xã hội học và phương pháp của xã hội học. Sinh viên khi vướng mắc vào những nghiên cứu cần đến phương pháp của xã hội học là bị khuyết thiếu nên đôi khi kết quả chưa thực sự tin cậy và đánh giá cao”. PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang hy vọng trong tương lai, ngành xã hội học và ngành báo chí sẽ có sự phối kết hợp hiệu quả hơn nữa, giúp các nghiên cứu thêm chính xác và đáng tin cậy hơn.

6447184f0_hinh_6.jpg

 PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tại tọa đàm

Đồng tình với những quan điểm của các diễn giả, PGS.TS Trịnh Văn Tùng, Trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ thêm góc nhìn: “Thứ nhất, cần phải có một hướng nghiên cứu để xác định được rằng thế nào là phương pháp nghiên cứu liên ngành xã hội học và truyền thông. Thứ hai, khó khăn trong đào tạo và nghiên cứu là liên quan đến nghề xã hội học. Chúng ta chưa xác định được nghề xã hội học là nghề gì, mỗi khoa xã hội học ở mỗi nơi sẽ có một sứ mệnh khác nên khi chúng ta xác định được nghề xã hội học ở từ đơn vị đào tạo xã hội học thì nó sẽ kích thích động cơ học tập của sinh viên. Trên cơ sở đấy, nếu chúng ta xác định được vị trí việc làm và truyền thông lên các kênh thông tin thì đầu vào sẽ rất tốt, đầu ra sẽ chuẩn hơn.”

6447184f0_hinh_7.jpg

 PGS.TS Trịnh Văn Tùng, Trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ góc nhìn

Bên cạnh những quan điểm trên, các khách mời khác tham dự tọa đàm cũng có những chia sẻ thêm ý kiến của mình, làm rõ hơn bối cảnh hiện tại của Việt Nam và khẳng định vị trí và vai trò của kiến thức, kỹ năng và phương pháp luận của ngành xã hội học đối với hoạt động báo chí truyền thông.

Được tổ chức trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm 25 năm thành lập khoa Xã hội học và Phát triển, buổi tọa là không chỉ dịp nhìn lại thành quả nghiên cứu về truyền thông mà khoa đã thực hiện được trong gần hai thập kỷ mà còn là cơ hội để các nhà nghiên cứu xã hội học và nghiên cứu báo chí truyền thông ngồi lại để tìm ra vấn đề cần giải quyết giữa hai lĩnh vực, vốn luôn có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời này nhằm mục đích phục vụ truyền thông hiệu quả hơn nữa trong tương lai.

6447184f0_hinh_8.jpg

 Những người tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

Đắc Quang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN