"Tôi luôn sẵn sàng hướng dẫn các bạn làm báo"
(Sóng Trẻ) - Chiều ngày 27/4, các bạn sinh viên lớp Báo In K.28 - khoa Báo chí, Học Viện Báo chí & Tuyên truyền đã tổ chức cuộc thi: “Gameshow môn Tường Thuật” và giao lưu chia sẻ với nhà báo Xuân Quang – một cây bút phóng sự tài hoa trong làng báo chí Việt Nam.
Giữa lí thuyết và thực tế là hai khoảng cách mà không chỉ sinh viên báo chí mà cả các thầy cô luôn mong muốn “kéo” chúng cho ngắn lại. Chính bởi vậy, để giúp cho sinh viên vừa có cái nhìn tổng quan về lí thuyết lại được “xông pha” với thực tế, cô Lê Thu Hà – giảng viên môn Tường Thuật đã nghĩ ra trò chơi bổ ích: “Gameshow tường thuật”, thu hút rất đông sự hưởng ứng của các bạn sinh viên lớp Báo in K.28.
Cuộc thi bao gồm 4 đội tham gia đến từ 2 lớp báo in K.28A1 và báo in K.28A2, mỗi đội gồm 3 thành viên. Các phần thi được tổ chức tương tự như một cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia với đầy đủ các chặng đường và nhiều câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các câu hỏi thuộc lĩnh vực báo chí. Các đội đã thể hiện sự hiểu biết của mình, tạo ra nhiều tiếng cười cũng như những giây phút lắng đọng khi các bạn thể hiện được cảm xúc suy nghĩ của mình đối với nghề báo.
Cuộc thi bao gồm 4 đội tham gia đến từ 2 lớp báo in K.28A1 và báo in K.28A2, mỗi đội gồm 3 thành viên. Các phần thi được tổ chức tương tự như một cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia với đầy đủ các chặng đường và nhiều câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các câu hỏi thuộc lĩnh vực báo chí. Các đội đã thể hiện sự hiểu biết của mình, tạo ra nhiều tiếng cười cũng như những giây phút lắng đọng khi các bạn thể hiện được cảm xúc suy nghĩ của mình đối với nghề báo.
Cuối buổi thi, “món quà tinh thần” được cô giáo Thu Hà tặng cho tất cả các thành viên của lớp Báo in là buổi trò chuyện thú vị, giao lưu chia sẻ những kinh nghiệm cũng như tình yêu nghề của một người có tên tuổi trong làng báo Việt Nam: Nhà Báo Xuân Quang – “thế hệ thứ hai” của đội ngũ phóng sự báo Lao Động.
Nhà báo Xuân Quang vốn là phóng viên Báo Lao Động, nhưng hiện tại anh đang bị “trói chân” vào công việc của một người biên tập và tổ chức các số báo. Tuy vậy, anh vẫn dành khoảng thời gian ít ỏi của mình với các bạn sinh viên báo chí – thế hệ tương lai của báo chí nước nhà.
Nhắc đến nhà báo Xuân Quang, độc giả và thế hệ làm báo biết đến anh với một cây bút thiên về những mảng đề tài phản ánh mặt trái của xã hội, vạch trần những trái ngang, tệ nạn. Nhưng trong sâu thẳm suy tư của tác giả, đằng sau những con chữ tưởng chừng là lạnh lùng, phũ phàng lại toát lên sự nhân ái, bao dung, hướng bạn đọc đến cái đẹp, cái hoàn thiện của cuộc sống vốn phải như thế.
Nhà báo Xuân Quang vốn là phóng viên Báo Lao Động, nhưng hiện tại anh đang bị “trói chân” vào công việc của một người biên tập và tổ chức các số báo. Tuy vậy, anh vẫn dành khoảng thời gian ít ỏi của mình với các bạn sinh viên báo chí – thế hệ tương lai của báo chí nước nhà.
Nhắc đến nhà báo Xuân Quang, độc giả và thế hệ làm báo biết đến anh với một cây bút thiên về những mảng đề tài phản ánh mặt trái của xã hội, vạch trần những trái ngang, tệ nạn. Nhưng trong sâu thẳm suy tư của tác giả, đằng sau những con chữ tưởng chừng là lạnh lùng, phũ phàng lại toát lên sự nhân ái, bao dung, hướng bạn đọc đến cái đẹp, cái hoàn thiện của cuộc sống vốn phải như thế.
Các thành viên tham gia cuộc thi “Gameshow môn Tường Thuật” được tặng sách và chụp ảnh với nhà báo Xuân Quang. (ảnh: N.Huấn)
Không chỉ vậy, thế hệ sinh viên báo chí yêu thích thể loại phóng sự lại nhìn anh như một “thần tượng” về nghệ thuật cầm bút, là tấm gương cho các bạn học hỏi. Bởi vì, trong các tác phẩm báo chí, hiện thực cuộc sống dưới ngòi bút của anh vừa mềm mại nhưng cũng đầy rắn rỏi.
Nhà Báo Đỗ Doãn Hoàng đã từng tâm sự: “Khi còn là sinh viên báo chí, tôi rất nhớ những phóng sự tài hoa và đầy xông pha của nhà báo Xuân Quang độ ấy… Sau này, khi đi làm báo, trở lại hầu khắp các miền đất Xuân Quang từng đi, tôi đã từng chứng kiến có người già bật khóc khi nhắc đến phóng sự “Trôi cả Mường Lay” của Xuân Quang khi anh viết về thảm họa lũ bùn, lũ quét, lũ ống kinh hoàng…”
Cuộc nói chuyện diễn ra thật sôi nổi và đầy ý nghĩa khi anh nhận được rất nhiều câu hỏi đến từ các bạn sinh viên lớp báo in về nghề báo, và những thắc mắc, trăn trở ấy đã được anh chia sẻ tường tận. Đó sẽ là những kiến thức chuyên ngành đầy quý giá giúp các bạn vững tin trên bước đường trở thành một nhà báo thực sự sau này.
Nhà Báo Đỗ Doãn Hoàng đã từng tâm sự: “Khi còn là sinh viên báo chí, tôi rất nhớ những phóng sự tài hoa và đầy xông pha của nhà báo Xuân Quang độ ấy… Sau này, khi đi làm báo, trở lại hầu khắp các miền đất Xuân Quang từng đi, tôi đã từng chứng kiến có người già bật khóc khi nhắc đến phóng sự “Trôi cả Mường Lay” của Xuân Quang khi anh viết về thảm họa lũ bùn, lũ quét, lũ ống kinh hoàng…”
Cuộc nói chuyện diễn ra thật sôi nổi và đầy ý nghĩa khi anh nhận được rất nhiều câu hỏi đến từ các bạn sinh viên lớp báo in về nghề báo, và những thắc mắc, trăn trở ấy đã được anh chia sẻ tường tận. Đó sẽ là những kiến thức chuyên ngành đầy quý giá giúp các bạn vững tin trên bước đường trở thành một nhà báo thực sự sau này.
Bùi Thị Huấn
Báo in K.28A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo in K.28A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận