"Tôi sinh ra, đã không giống những đứa trẻ khác"

(Sóng trẻ) - Tuy xã hội đã có cái nhìn thoáng hơn về người đồng tính nhưng thực tế hiện nay vẫn còn nhiều rào cản để họ tự tin hòa nhập cộng đồng. Họ đơn độc đấu tranh tìm bình đẳng, phấn đấu để được xã hội công nhận…

“Tôi là người đồng tính”


Trịnh Nhật đức (21 tuổi, Bạch Mai – Hà Nội) sớm nhận ra mình là người đồng tình, bởi cậu sinh ra đã không giống những người bạn đồng trang lứa. Năm 15 tuổi, Đức nhận thấy mình thích con trai… Đức nhận ra mình khác biệt khi nghe những cậu bạn ngồi cạnh tâm sự về chuyện tình cảm với bạn nữ. Ngày ấy, Đức cũng thử tỏ tình với một cô bạn trong lớp, thế nhưng hai người cũng chỉ dừng lại ở tình cảm bạn bè. Đức thích được ngồi ngắm chàng trai tên Nam, ngồi gần ô cửa sổ, mơ màng. Hè năm ấy, Đức tỏ tình với bạn nam đó và lập tức bị từ chối: “mày bị điên hả, sao hai thằng con trai lại thích nhau được, mày bị pê-đê à?” và tin tức này được lan truyền đi khắp trường ngay sau đó.


Sau ngày ấy, Đức bị bạn bè xung quanh xa lánh, chúng bạn nghĩ rằng ở cạnh Đức sẽ bị lây, nên không ai dám đến gần, ngồi cạnh Đức. Các bạn thường xuyên chọc ghẹo là bóng, là pê-đê, mỗi lần thấy Đức là các bạn lại bĩu môi, rồi cười khinh bỉ. Cú sốc tình cảm đầu đời đã khiến Đức bị cô lập trong một khoảng thời gian dài, có nhiều lúc Đức nghĩ rằng mình sẽ nhảy cầu hay uống thuốc chuột để tự tử.


Vấp ngã

Bẵng đi một thời gian, Đức tốt nghiệp trường Cao đẳng Nghệ thuật, chuyên ngành Thiết kế thời trang, cố gắng sống trong hình hài của một thằng con trai, che dấu đi sự thật về bản thân mình, cho đến một ngày Đức tìm thấy một trái tim đồng cảm và có thể chia sẻ với Đức, đó là Nguyễn Trung Kiên (20 tuổi). Tưởng chừng cuộc sống của Đức đã bớt áp lực đi phần nào. Thế nhưng, không lâu sau, cả bố mẹ Đức và bố mẹ Kiên đều biết chuyện tình cảm giữa hai người, họ ra sức ngăn cản, cấm đoán. 


Gia đình Kiên dùng mọi cách để tách Kiên ra khỏi Đức, từ việc mắng mỏ đến chửi bới Đức, thậm chí bố Kiên đã dùng cách thuê xã hội đen đến tận nhà để “dằn mặt” Đức. Một tuần sau đó, gia đình Kiên đã chuyển hẳn vào Sài Gòn, bặt vô âm tín. Khi mẹ của Đức – bà Lương Việt Hương nhận ra con mình đang yêu một người con trai khác, bà quát tháo dữ dội, bà bảo Đức là đồ quái thai, dị hợm. Nhiều ngày sau đó, bà Hương luôn có thái độ mỉa mai, miệt thị con trai mình, bà xem đây là một sự đua đòi của tuổi trẻ. Bỗng dưng bà trở thành một người mẹ khó tính, bà luôn giáo dục con bằng những lời lẽ nặng nề và những trận đòn roi đau đớn.


Áp lực lại càng áp lực, bạn bè không có, gia đình không chấp nhận, Đức không còn ai để rãi bày lòng mình, cậu bắt đầu tìm đến sự giải thoát cho bản thân, cậu bỏ nhà ra đi với một bức thư tuyệt mệnh chỉ mong rằng mẹ có thể hiểu và thương cậu hơn.


Đức phải tự tìm cách mưu sinh, bươn trải. Ban ngày, Đức làm bưng bê ở một quán lẩu, đến tối Đức lại tìm đến đam mê thiết kế của bản thân. Dù vất vả, dù mệt thế nhưng Đức ý thức được rằng, mình không may mắn như những người khác, mình phải cố gắng nhiều hơn để đạt được ước mơ của mình. Bắt đầu với một vài thiết kế được chấp nhận và được một số thương hiệu sản xuất, Đức may mắn bén duyên với nghề. Vài năm sau, Đức nhận được công việc mà mình yêu thích.


64615b48d_my_ddieen.jpg

Trịnh Nhật Đức trong công việc thiết kế yêu thích.

“Mẹ hối hận rồi”

“Tao không có đứa con nào bệnh hoạn như nó cả” – bà Hương nói trong tức giận khi Đức bỏ nhà ra đi.


Vài ngày, vài tuần, vài tháng không thấy con trở về, bà như người mất hồn, bà nghĩ rằng Đức không thể đi đâu lâu được, chỉ vài ngày Đức sẽ phải quay về. Thế nhưng, bà Hương không thể ngờ được Đức sẽ không quay trở về


ngôi nhà đó nữa. Bà bắt đầu có những suy nghĩ tò mò về thế giới của con trai mình, bà bắt đầu tìm hiểu về thế giới của người đồng tính, của LGBT trong sự hối hận và mong có thể tìm thấy con trai mình ở đó. Bà nhận ra rằng đó không phải là một trào lưu, một sự đú đởn, đó cũng không phải là một bệnh có thể chữa khỏi, đó là điều mà không ai mong muốn…


Càng tìm hiểu sâu về thế giới này, bà mới nhận ra một điều, chính bản thân mình đã làm ảnh hưởng đến người con trai của bà. Ngày trước, bà đã bị sảy thai đến hai lần, vì thế khi mang bầu Đức, bà đã phải tiêm thuốc giữ thai. Bà không biết rằng, chính loại thuốc này đã làm ảnh hưởng đến giới tình của thai nhi, khiến cho Đức trở thành người như vậy. Bà Hương rưng rức, nghẹn lại với đôi dòng nước mắt lăn trên má: “Tôi đã giết con tôi mất rồi…”

Mẹ xin lỗi”


3 năm sống trong tuyệt vọng và hối hận, bà Hương đã dành thời gian quan tâm đến những tổ chức vận động và bảo vệ quyền lợi của nhóm LGBT – ISC, mong mình có thể sửa chữa phần nào cái sai của bản thân, cũng như tìm thấy con trai của mình ở đây. Bà kể câu chuyện của mình, bà lên tiếng bảo vệ quyền của nhóm LGBT cũng như một cách để chuộc lỗi với con trai mình. Bà cũng thường xuyên gặp gỡ những bà mẹ khác có con là người đồng tính để chia sẻ, tâm sự về hoàn cảnh của mình cũng như của họ. Bà giúp họ thay đổi nhận thức về người đồng tính, giúp họ có cái nhìn mới mẻ hơn, không coi đây là một trào lưu hay một sự đua đòi nào của giới trẻ.


“Hôm đó, tôi đang lang thang tại trung tâm thương mại, tôi bắt gặp một dáng hình vừa quen vừa lạ, chững lại một chút tôi chợt nhận ra đấy là Đức. Con trai tôi giờ ngầu quá!” – bà Hương kể lại với khuôn mặt rạng rỡ, sau 3 năm, cuối cùng bà cũng gặp được con trai mình.


“Mẹ xin lỗi con trai, mẹ hiểu rồi” là câu nói đầu tiên của bà Hương sau 3 năm gặp lại người con trai của mình. 3 năm sống trong tuyệt vọng, đau khổ và hối hận cuối cùng bà cũng tìm thấy con trai mình để nói lời xin lỗi với con, điều mà bà tưởng chừng như không thể.


Đức hiện giờ đang là quản lí của một thương hiệu thời trang lớn, công việc mà Đức đã theo đuổi bằng tất cả đam mê của mình, Đức có một người bạn trai tâm lí, và quan trọng hơn cả, Đức tìm thấy người mẹ hiểu mình và biết thông cảm cho mình…


Đồng tính không phải là bệnh, người đồng tính cũng là con người, họ cũng cần được yêu thương. Họ không được lựa chọn giới tính cho bản thân, họ sinh ra đã không được may mắn như những người khác, vậy thì đừng đối xử khắt khe với họ…


Vũ Huyền My

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN