Tôi xê dịch – nhóm bạn trẻ khát khao gìn giữ văn hóa Việt
(Sóng Trẻ) - Mang trong mình khát khao và sứ mệnh khuyến khích, giúp đỡ các bạn trẻ đi nhiều hơn, sống lâu hơn và chia sẻ nhiều hơn về tình yêu quê hương, đất nước để từ đó lan tỏa vẻ đẹp Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, Tôi xê dịch đã và đang thực hiện những trọng trách và sứ mệnh cao cả của mình.
Tôi xê dịch được thành lập vào tháng 5/2012, trưởng thành từ dự án Vietnam Travel Radio – dự án đạt giải nhì cuộc thi “60s chinh phục nhà đầu tư” do Mạng lưới Khởi nghiệp trẻ Việt Nam (VYE) tổ chức năm 2012. Các thành viên của dự án đều là những bạn sinh viên đến từ các trường Đại học khác nhau ở Hà Nội. Tôi xê dịch hiện nay có các chuỗi hoạt động và sự kiện: Windy Days, Nếp nhà, Việc làng.
Trong đó Windy Days là chương trình có sự tương tác giữa diễn giả và người xem liên quan đến một nét văn hóa truyền thống nào đó và cho người tham gia trải nghiệm và đã nhận được nhiều sự quan tâm và ủng hộ của giới trẻ cũng như các chuyên gia trong ngành.
Ở chương trình về hát xẩm, BTC sẽ cho khán giả bịt mắt nghe hát xẩm.
Chương trình về chèo thì tái hiện lại không gian chèo nguyên bản là chèo sân đình tại 3 ngôi đình khác nhau, chương tình nào cũng chật kín người, người dân gần khu vực đó còn mang ghế nhực ra ngồi xem cho đến khi hết chương trình thì mới về.
Nếp nhà cũng là một chuỗi sự kiện những điều tưởng chừng như quen thuộc mà niều người không biết, ví dụ như chương trình về áo dài mang tên “Vạt áo ngàn năm”. Chương trình đã giúp các bạn trẻ ọc lại về cách “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đặc biệt khi là một người con trên mảnh đất Việt Nam thì lại càng nên biết và hiểu rõ những điều đó để giữ lại những nét văn hóa truyền thống Việt Nam.
Nếp nhà 1 – Vạt áo ngàn năm có sự tham gia của các khách mời có tên tuổi như Hoa hậu Ngọc Hân, nhiếp ảnh gia áo dài Đào Đức Hiếu.
Trong các cụm sự kiện, Tôi xê dịch còn có một diễn đàn mang tên Việc làng, đây là nơi chia sẻ, bàn luận, trao đổi về những góc nhìn khác nhau với người trẻ về những chủ đề nóng như biển đảo, phong tục hủ tục, Sơn Đòong.
Những khó khăn
Mỗi khi sự kiện, chương trình diễn ra thì công đoạn tìm diễn giả hay những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mình đang thực hiện khá là khó. Tìm được là một chuyện nhưng không phải bao giờ nhân vật đó cũng nhận lời làm việc cùng mình. Hơn nữa, công việc giấy tờ xin phép cũng khá rắc rối, mất nhiều thời gian.
Bạn Dương Huyền Thanh, một trong những thành viên của Tôi xê dịch chia sẻ: “Trước đây có một chương trình là “Đêm trắng cầu Long Biên” tức là một đêm hoàn toàn không ngủ trên cầu Long Biên và trong đêm đó những người tham gia sẽ kể lại những ký ức của mình. Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều ban, có đến tân 2000 người đăng ký nhưng rất tiếc là không thể diễn ra vì chương trình lúc đó chưa xin phép chính quyền nên gặp nhiều khó khăn. Chương trình lần đấy còn bán vé nên bọn mình đã phải liên hệ từng người để trả lại tiền. Đây là một bài học xương máu!”
Cô bày tỏ: “Tớ yêu thích các hoạt động liên quan đến văn hóa và thấy rằng đây là một tổ chức có lịch sử với các hoạt động thú vị nên đăng ký tham gia.”
Sự thu hút của “Tôi xê dịch”
Bên cạnh những hoạt động cộng đồng tìm hiểu về lịch sử, cội nguồn thì nội bộ của nhóm các bạn trẻ của dự án Tôi xê dịch cũng sẽ có những hoạt động gọi là “Sinh hoạt Cách mạng”: một người sẽ tìm hiểu về một chủ đề và giới thiệu với các thành viên khác trong nhóm và sau đấy mọi người sẽ nghe và phản biện về những góc cạnh khác nhau của chủ đề đó.
Các thành viên trong một buổi trao đổi về những khác biệt trong văn hóa 2 miền.
Thỉnh thoảng, Tôi xê dịch còn mời những anh chị có kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau đến để training cho nhóm những kỹ năng mềm để các thành viên đều được phát triển kỹ năng của bản thân.
Theo Thu Hà (Hà Lemmy), sáng lập viên của Tôi xê dịch: “Dự án được thành lập với một trăn trở, làm sao để người trẻ có thể tự hào nói về đất nước mình bằng một tình yêu thực sự, một tình yêu đến từ hiểu biết, tôn trọng, yêu mến các giá trị văn hóa, con người, chứ không phải là một thứ tình yêu hô hào, hời hợt.” Chị Hà thường xuyên bận bịu công việc và có nhiều dự án riêng nhưng vẫn luôn theo sát nhóm và hỗ trợ các thành viên hết sức.
Huyền Thanh chia sẻ: “Bọn mình muốn tạo ra sự gắn kết giữa các thế hệ vì đối tượng tham gia rất phong phú, thậm chí có cả các bác bằng tuổi ông bà, bố mẹ mình. Bọn mình cũng muốn gắn kết những chuyên gia, những nhà nghiên cứu về nhiều lĩnh vực với thế hệ trẻ và điều đó có thể tạo ra sự trao đổi giữa các đối tượng khác nhau, và đó là điều rất đáng quý.”
Được biết, trong thời gian tới Tôi xê dịch sẽ xây dựng thêm những mô-tuýp mới hơn, những thành viên đang cùng nhau đưa ra rất nhiều những ý tưởng mới và luôn khuyến khích các bạn trong dự án sáng tạo, tìm tòi và phát triển các ý tưởng của mình. Mỗi ý tưởng được thực hiên thì đều phải trải qua những khâu “kiểm duyệt” rất cặn kẽ và kỹ lưỡng. Các dự án được lựa chọn sẽ là những dự án được đánh giá là có lợi cho các thành viên và cho mọi người nhất. Tuy nhiên, để được hoàn toàn vượt qua khâu kiểm duyệt thì các thành viên phải tranh luận và thuyết phục được các thành viên khác trong nhóm ủng hộ ý tưởng của mình.
Thông qua các chương trình và hoạt động văn hóa, Tôi xê dịch đã tạo được cầu nối văn hóa giữa các thế hệ và đánh thức lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước qua đó kêu gọi sức trẻ hành động để bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc – bước đệm để giới trẻ Việt Nam vươn mình ra thế giới.
Hoài Ngọc – Hương Giang
Đâ Phương Tiện K34 A2
Cùng chuyên mục
Bình luận