Tử thần rình rập biệt thự cổ Thủ đô

(Sóng trẻ) - Đi sâu vào con ngõ nhỏ ở số 78 phố Lê Duẩn, phường Cửa Nam (Hoàn Kiếm, Hà Nội), cuộc sống của hơn 18 hộ dân tại đây gần như khác biệt hoàn toàn so với sự nhôn nhịp, hào nhoáng của thủ đô. Những bức tưởng nứt nẻ, hạ tầng xuống cấp, vửa trần bong tróc,… từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với người dân nơi đây.
 
May mắn “thoát chết” lúc nửa đêm

Đã hơn 2 tuần trôi qua, thế nhưng sự việc xảy ra lúc 23h30’ ngày 6/5/2020 vẫn khiến cho ông Nguyễn Văn Minh (Người dân sinh sống lâu năm tại khu nhà số 78 Lê Duẩn, Hà Nội) không khỏi bàng hoàng. Chia sẻ với PV, ông Minh vẫn không giấu được sự hồi hộp: “Lúc đấy tầm nửa đêm, cả nhà đang ngủ say thì nghe tiếng “uỳnh”, tôi cứ nghĩ tiếng tàu chạy qua, nhưng bật dậy mới tá hỏa là trần nhà đổ sập. May có gác xép đỡ không thật sự không biết điều gì sẽ xảy ra”. 

a0cc32e63_anh_1.jpg

Trần nhà ông Minh bị xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều lần đổ vỡ

Sinh sống tại đây từ khi mới 7 tuổi, ông Minh lớn lên, lập gia đình và sinh sống tại căn nhà Pháp cổ có tuổi đời hơn 100 năm ngay giữa lòng thủ đô. Từ đó đến nay, chưa bao giờ ông cảm thấy lo lắng cho cuộc sống từng ngày như bây giờ. Trong căn nhà tầng 2 chỉ vọn vẹn chưa đầy 20 m2 của vợ chồng ông là rất nhiều những hạ tầng bị xuống cấp nặng nề. 

c750a9648_anh_2.jpg

Ông Minh chia sẻ với phóng viên những hình ảnh xuống cấp của ngôi nhà mình đang sinh sống

Bà Đặng Thị Phương (Vợ ông Minh) chia sẻ: “Ở đây, nguy hiểm lắm! Đêm hôm đấy thật sự là may mắn với gia đình tôi, vì có gác xép đỡ nên vữa vụn từ trần nhà chỉ rơi một ít xuống chỗ gia đình đang ngủ. Sau đó thì gia đình tôi cũng phải thu gọn lại trần nhà vì sợ nó lại rơi vào đầu lúc nào không hay. Ở đây nhà nào cũng nguy hiểm, người ta chỉ có một vài giải pháp tạm thời để ở tạm vậy thôi. Rất nhiều nhà ở đây sập rồi, nhiều người có tài chính thì họ chuyển đi, còn những hộ dân ở đây thì vẫn cố che đậy trần nhà vào để đỡ sợ, chờ chính quyền giải quyết cho cuộc sống nó đỡ vất vả hơn”. 

Không dám ngồi ngay trong chính căn nhà của mình, thậm chí có lúc ngay khi ở trong nhà vẫn phải đội mũ bảo hiểm để phòng trường hợp xấu, đó thật sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với gia đình ông Minh. Những sinh hoạt thường ngày vẫn cữ diễn ra, nhưng ông bà chỉ dám sinh hoạt dưới gác xép nhỏ chỉ rộng chưa bằng một sải tay để đảm bảo an toàn hơn. Thế nhưng cũng chẳng ai dám chắc rằng, liệu chiếc gác xép đó có còn trụ vững được bao lâu? 

Nỗi lo lắng không của riêng ai 

Theo ghi nhận của PV, từ khi bước vào trong khu nhà số 78 Lê Duẩn, bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy sự xuống cấp nghiêm trọng. Từ hệ thống dây điện chằng chịt hay hệ thống ống nước của khu nhà cũng rõ ràng thấy được độ lún nghiêng của ngôi nhà bằng mắt thường. 

c750a9648_anh_3.jpg

Hệ thống dây diện chằng chịt trong khu nhà Pháp cổ

Đi sâu vào trong, những bức tường xập xệ, ọp ẹp phủ một lớp rêu, bong tróc. Chỉ cần một nhấc tay nhẹ là có thể gỡ được những mảng bê tông từ cầu thang hay các hành lang tại đây. Ám ảnh nhất đối với những gia đình tại đây có lẽ là những lúc trời mưa hoặc lúc tàu hòa chạy qua. Đó là lúc ngồi nhà bị rung lắc mạnh nhất. 

Bà Nguyễn Thị Hiền (Người dân tại số nhà 78 Lê Duẩn): “Sàn nhà của tôi đã 4 lớp nhựa rồi nhưng khi đi nó vẫn phập phồng. Trần nhà khi trời mưa thì gần như dột hết”. Chia sẻ với PV, từ năm nái, trần nhà của bà Hiền đã bị sập, ngay sau đó, bà tiến hành che lại bằng một mảng ốp trần nhà , thế nhưng cũng chỉ là che mắt thường để đỡ sợ hãi, còn nguy hiểm vẫn luôn thường trực. 

c750a9648_anh_5.jpg

 Bà Nguyễn Thị Hiền không thể che giấu nổi những lo lắng với lớp tường bong tróc trước cửa phòng

338afd8d0_anh_6.jpg

Bức tường bên trong của gia đình bà Hiền cũng lộ rõ những vết nứt lớn

Hàng xóm nhà bà Hiền cẩn thận hơn bằng cách thuê thợ làm tạm tấm trần nhà bằng khung sắt. Thế nhưng phía trên tấm trần giả là đầy những mảng vôi vữa rụng ra từ trần nhà cũ. Âm thanh “xệch xoạc” của những mảng vôi vữa rơi từ trần nhà vào mỗi buổi đêm khiến cho nhiều hộ dân tại đây luôn phải sống trong sự sợ hãi, bất an. 

338afd8d0_anh_7.jpg

Lớp vôi vữa rụng ra đầy trên tấm trần nhà khung sắt của người dân

Không thể sống chung với “tử thần”, gia đình bà Nguyễn Thị Thu Hoài đã có 2 khẩu chuyển đi nơi khác sinh sống, hiện tại mặc dù sống ở phía nài, nhưng nỗi lo lắng, bất an vẫn hiện rõ trong những chia sẻ của bà về khu nhà Pháp cổ: “Khu nhà này xuống cấp xập xệ quá mức, mùa mưa bão nó sẽ sập lúc nào cũng không biết. Người dân ở đây sống chung khổ lắm, đấu tranh mãi vẫn chưa giải quyết được”. 

Ngay cả những khu vệ sinh, nấu ăn và khu vực cầu thang chung, những vết nứt lớn cũng hiện rõ. Khó ai có thể đoán được những công trình này sẽ có trụ vững được bao lâu nữa. 

338afd8d0_anh_8.jpg

 Khu nấu ăn chung của người dân cũng xuống cấp và dột nát

92cd4f905_anh_12.jpg

 Hành lang đi lại ở dãy nhà tầng 1 trong khu nhà Pháp cổ

Phan Cúc 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN