Tư tưởng tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Sóng trẻ) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân cách vĩ đại, một chuẩn mực về đạo đức, mãi mãi là tấm gương sáng cho muôn đời sau. Dù đã đi xa, song tư tưởng của Nguời vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời đại, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Sóng trẻ xin giới thiệu bài viết của một bạn sinh viên Báo mạng điện tử k28 nhận thức về Tư tưởng tiết kiệm Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân cách vĩ đại, một chuẩn mực về đạo đức, mãi mãi là tấm gương sáng cho muôn đời sau. Dù đã đi xa, song tư tưởng của Nguời vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời đại, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Sóng trẻ xin giới thiệu bài viết của một bạn sinh viên Báo mạng điện tử k28 nhận thức về Tư tưởng tiết kiệm Hồ Chí Minh.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi" nhưng tiết kiệm cũng không phải là “bủn xỉn, không phải xem đồng tiền to như cái nống mà ép bộ đội, nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc". Tiết kiệm chính là một phuơng thức hiệu quả để góp phần vào sự nghiệp chung.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã viết nhiều bài báo về tiết kiệm đồng thời rút ra những bài học thực tiễn có giá trị.
Trong bài viết "Mừng tết Nguyên đán thế nào?" , Người căn dặn: "Suốt năm chúng ta thi đua lao động, sản xuất, những ngày Nguyên đán vui chơi một hôm để chào xuân việc đó đúng thôi. Nhưng chúng ta nên mừng xuân một cách vui vẻ và lành mạnh. Nếu có bao nhiêu tiền bỏ ra mua sắm Tết để đánh chén lu bù, thế là mừng xuân một cách lạc hậu, thế là lãng phí, thế là không xuân."
Sinh thời, một cái phong bì Bác dùng hai hay ba lần. Người thường viết các bản thảo, báo cáo bằng những tờ giấy dành dụm. Bác đã viết trên báo Cứu Quốc rằng: "Trung bình cái phong bì là 180 phân vuông giấy (0,018m2). Mỗi ngày các cơ quan,đoàn thể và tư nhân trong nuớc ta, ít nhất dùng hết 1 vạn cái phong bì, tức là 180 thước vuông giấy, mỗi tháng 5.400 thuớc, mỗi năm là 64.800 thuớc vuông giấy. Nếu ai cũng tiết kiệm, dùng một phong bì 2 lần thì mỗi năm chỉ tốn một nửa giấy, tức là 32.400 thuớc vuông".
Người thường xuyên phê bình sự lãng phí tài sản nhà nuớc của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Người nhắc nhở: "Một hạt gạo, một đồng tiền, tức là mồ hôi công sức, nước mắt của đồng bào. Vì vậy, cần phải ra sức tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác". Theo Người, tiết kiệm là một phẩm chất tốt của nguời cách mạng.
Không chỉ có của cải, vất chất mà "thời gian cũng cần đuợc tiết kiệm" vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày Người luôn sắp xếp lịch trình một cách chi tiết, cụ thể và khoa học. Năm 1945, nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V, trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn góp ý: "Trong giấy mời, 8h bắt đầu, bây giờ 8h10 phút rồi mà nhiều nguời chưa đến... Tôi khuyên anh em phải làm việc đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm".
Trong kháng chiến chống Pháp, một cán bộ cấp tướng đến làm việc với Người mà muộn với lý do mưa to, lũ lớn, Người bảo: "Chú làm tuớng mà chậm 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú do chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không dành đượcc chủ động."
Thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước. Đối với họ nhiệm vụ trước mắt là phải học tập và trau dồi kiến thức để ngày mai lập nghiệp. Hiện nay, bên cạnh nhiều bạn trẻ biết sống giản dị, tiết kiệm, không ngừng nỗ lực phấn đấu và tu duỡng rèn luyện đạo đức thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên sử dụng tiền bạc, thời gian và sức khoẻ một cách phung phí, vào những việc vô bổ.
Trong thời gian qua, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được phát động sâu rộng. Rất đông các bạn sinh viên, học sinh tích cực tham gia, trong đó các câu chuyện về tư tưởng tiết kiệm của Người luôn chiếm số lượng đáng kể. Phong trào này đã và đang có hiệu ứng rộng lớn, giúp thanh niên định hình cách sống từ đó, rèn luyện để trở thành những người công dân có ích cho xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân cách vĩ đại, một chuẩn mực về đạo đức, mãi mãi là tấm gương sáng cho muôn đời sau. Dù đã đi xa, song tư tưởng của Nguời vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời đại, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Sóng trẻ xin giới thiệu bài viết của một bạn sinh viên Báo mạng điện tử k28 nhận thức về Tư tưởng tiết kiệm Hồ Chí Minh.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi" nhưng tiết kiệm cũng không phải là “bủn xỉn, không phải xem đồng tiền to như cái nống mà ép bộ đội, nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc". Tiết kiệm chính là một phuơng thức hiệu quả để góp phần vào sự nghiệp chung.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã viết nhiều bài báo về tiết kiệm đồng thời rút ra những bài học thực tiễn có giá trị.
Trong bài viết "Mừng tết Nguyên đán thế nào?" , Người căn dặn: "Suốt năm chúng ta thi đua lao động, sản xuất, những ngày Nguyên đán vui chơi một hôm để chào xuân việc đó đúng thôi. Nhưng chúng ta nên mừng xuân một cách vui vẻ và lành mạnh. Nếu có bao nhiêu tiền bỏ ra mua sắm Tết để đánh chén lu bù, thế là mừng xuân một cách lạc hậu, thế là lãng phí, thế là không xuân."
Sinh thời, một cái phong bì Bác dùng hai hay ba lần. Người thường viết các bản thảo, báo cáo bằng những tờ giấy dành dụm. Bác đã viết trên báo Cứu Quốc rằng: "Trung bình cái phong bì là 180 phân vuông giấy (0,018m2). Mỗi ngày các cơ quan,đoàn thể và tư nhân trong nuớc ta, ít nhất dùng hết 1 vạn cái phong bì, tức là 180 thước vuông giấy, mỗi tháng 5.400 thuớc, mỗi năm là 64.800 thuớc vuông giấy. Nếu ai cũng tiết kiệm, dùng một phong bì 2 lần thì mỗi năm chỉ tốn một nửa giấy, tức là 32.400 thuớc vuông".
Người thường xuyên phê bình sự lãng phí tài sản nhà nuớc của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Người nhắc nhở: "Một hạt gạo, một đồng tiền, tức là mồ hôi công sức, nước mắt của đồng bào. Vì vậy, cần phải ra sức tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác". Theo Người, tiết kiệm là một phẩm chất tốt của nguời cách mạng.
Không chỉ có của cải, vất chất mà "thời gian cũng cần đuợc tiết kiệm" vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày Người luôn sắp xếp lịch trình một cách chi tiết, cụ thể và khoa học. Năm 1945, nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V, trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn góp ý: "Trong giấy mời, 8h bắt đầu, bây giờ 8h10 phút rồi mà nhiều nguời chưa đến... Tôi khuyên anh em phải làm việc đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm".
Trong kháng chiến chống Pháp, một cán bộ cấp tướng đến làm việc với Người mà muộn với lý do mưa to, lũ lớn, Người bảo: "Chú làm tuớng mà chậm 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú do chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không dành đượcc chủ động."
Thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước. Đối với họ nhiệm vụ trước mắt là phải học tập và trau dồi kiến thức để ngày mai lập nghiệp. Hiện nay, bên cạnh nhiều bạn trẻ biết sống giản dị, tiết kiệm, không ngừng nỗ lực phấn đấu và tu duỡng rèn luyện đạo đức thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên sử dụng tiền bạc, thời gian và sức khoẻ một cách phung phí, vào những việc vô bổ.
Trong thời gian qua, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được phát động sâu rộng. Rất đông các bạn sinh viên, học sinh tích cực tham gia, trong đó các câu chuyện về tư tưởng tiết kiệm của Người luôn chiếm số lượng đáng kể. Phong trào này đã và đang có hiệu ứng rộng lớn, giúp thanh niên định hình cách sống từ đó, rèn luyện để trở thành những người công dân có ích cho xã hội
Trần Thành Công
Lớp Báo mạng điện tử K.28
Lớp Báo mạng điện tử K.28
Cùng chuyên mục
Bình luận