Vài suy nghĩ về đào tạo nhà báo đa phương tiệ
(Sóng trẻ) - Trước nhu cầu phát triển của loại hình báo chí đa phương tiện, cần phải có một chiến lược đào tạo những người làm báo có kỹ năng tác nghiệp linh hoạt, biết sử dụng cách thành thạo các tiện ích của công nghệ hiện đại...
1/ Từ thực tiễn …
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đây là cơ hội góp phần thúc đẩy sự phát triển của tất cả các lĩnh vực trong xã hội, trong đó có lĩnh vực báo chí truyền thông. Và hiện tại, không ít cơ quan báo chí đã tận dụng thế mạnh này để đổi mới phương thức hoạt động, mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Một trong trong những xu hướng đó là chuyển sang phương thức tác nghiệp đa công nghệ, nghĩa là chuyển dần từ hoạt động đơn tuyến sang hoạt động đa tuyến, vừa sản xuất những sản phẩm truyền thống nhưng vừa sản xuất thêm những sản phẩm không phải vốn có từ trước của mình.
Nếu như trên thế giới, phương thức truyền thông đa phương tiện khá phổ biến thì ở Việt Nam, phương thức này hiện mới đang ở những bước ban đầu. Tuy nhiên, cũng không quá khó khăn để nhận thấy những cơ quan báo chí đang chuyển hướng hoạt động như vậy. Chẳng hạn như Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) vốn “lững lẫy” chuyên về việc cung cấp thông tin trên sóng phát thanh giờ đây đơn vị còn “tự hào” khi có thêm những sản phẩm ở các loại hình báo chí khác nữa như báo in (với tờ báo “Tiếng nói Việt Nam”), truyền hình (kênh VOVTV – thường gọi là Phát thanh có hình , mới đây là kênh truyền hình Quốc hội, kênh truyền hình VTC…), báo mạng điện tử (VOV News); hay báo Tuổi trẻ có tờ báo in Tuổi trẻ, báo mạng có trang web Tuoitre online và truyền hình có những video trên trang web…;
Tuy nhiên, không phải tòa soạn báo chí nào khi khai thác tính năng đa phương tiện này đều thuận lợi và thành công ngay. Bởi, việc chuyển đổi phương thức tác nghiệp như vậy luôn đòi hỏi nhiều điều kiện phù hợp. Và một trong những điều kiện quan trọng, để có những sản phẩm chất lượng, đa lĩnh vực được sản xuất từ một cơ quan báo chí luôn cần tới một đội ngũ nhà báo phù hợp có thể tác nghiệp trong môi trường đa phương tiện đó.
Như vậy, trước nhu cầu phát triển của loại hình báo chí đa phương tiện, cần phải có một chiến lược đào tạo những người làm báo có kỹ năng tác nghiệp linh hoạt, biết sử dụng cách thành thạo các tiện ích của công nghệ hiện đại.
2/… Một số giải pháp trong đào tạo nhà báo đa phương tiện hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, việc đào tạo nhà báo đa phương tiện còn khá mới mẻ, chỉ mới được quan tâm một vài năm gần đây. Lúc đầu, việc đào tạo nhà báo đa phương tiện chủ yếu theo tính chất truyền nghề. Việc đào tạo này được thực hiện chủ yếu bởi các tòa soạn và các nhà báo của các tòa soạn có nhu cầu. Cụ thể là, các nhà báo đi trước tự mày mò, truyền kinh nghiệm cho thế hệ nhà báo đi sau. Cách thức này có thể bước đầu đáp ứng nhu cầu cấp thiết – ngay tức thì phải có những sản phẩm đa phương tiện của cơ quan báo chí này. Tuy nhiên, cách đào tạo này chưa thật sự bền vững, bởi vừa làm vừa “mò mẫm” học hỏi, tự điều chỉnh, chính vì vậy mà tính chuyên nghiệp chưa cao.
Hiện nay, việc đào tạo nhà báo đa phương tiện một cách bài bản với những khóa học chính quy ở các cơ sở đào tạo báo chí đã xuất hiện. Nhưng, số lượng những đơn vị đào tạo đó còn rất ít, đang trong giai đoạn đầu vừa đào tạo vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm. Qua khảo sát cho thấy, hiện, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những đơn vị gần như đầu tiên có chuyên ngành đào tạo Báo chí đa phương tiện. Tuy nhiên, đến nay việc đào tạo này cũng mới chỉ bước sang năm thứ 3, chưa có “lứa” nhà báo đa phương tiện nào ra trường và tác nghiệp trực tiếp ở các cơ quan báo chí đang trong giai đoạn chuyển mình sang phương thức đa phương tiện.
Trên cơ sở thực tiễn nêu trên kết hợp với khảo sát ở một số trường đào tạo báo chí , thiết nghĩ để việc đào tạo nhà báo đa phương tiện hiệu quả, khi ra trường các sinh viên có thể nhanh chóng hòa nhập và tác nghiệp một cách bài bản, chuyên nghiệp cần chú ý như sau:
Thứ nhất: Tận dụng triệt để nền tảng sẵn có trong đào tạo nhà báo đơn tuyến (chuyên sâu một loại hình) vào đào tạo nhà báo đa tuyến (đa phương tiện)
Bản chất kỹ năng của nhà báo đa phương tiện là nhà báo đó có khả năng tác nghiệp trên nhiều phương tiện kỹ thuật khác nhau. Và để có nhiều kỹ năng sử dụng các loại thiết bị trong khai thác các nội dung, nhà báo đó phải được đào tạo, rèn rũa nhiều. Mà nhiều kỹ năng phải được xây đắp từ từng kỹ năng. Một thời gian dài, nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành báo chí đã tạo dựng được cơ sở vật chất khang trang cũng như khẳng định được thương hiệu bền vững. Nhiều studio phát thanh, truyền hình, phòng ảnh… của một số trường đào tạo báo chí đã được đầu tư quy mô lớn về cả số lượng, lẫn chất lượng và đã phục vụ tốt cho quá trình đào tạo. Không ít những phóng viên đã trưởng thành nhanh chóng khi biết tận dụng tối đa phương tiện, cơ sở vật chất từ nơi này để học tập, rèn rũa kỹ năng. Tuy nhiên, vì yêu cầu đào tạo báo chí trước đây mỗi sinh viên – 1 nhà báo chỉ chuyên sâu kỹ năng về một loại hình có thể là báo in, phát thanh hay truyền hình… Nên khi học mỗi sinh viên chỉ chú tâm khai thác, học hỏi một loại thiết bị công nghệ. Giờ đây khi chuyển sang đào tạo nhà báo đa phương tiện, người học cần phải học nhiều kỹ năng thông qua nhiều phương tiện kỹ thuật. Vậy nên, đào tạo nhà báo đa phương tiện cần khai thác tối đa các nền tảng sẵn có và có thể bổ sung thêm những trang thiết bị, tri thức… cho phù hợp với nhà báo đa phương tiện. Nền tảng đó bao gồm kinh nghiệm, tri thức, tài liệu, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật…
Tính đến thời điểm hiện nay, có trường đã có thâm niên đào tạo báo chí hàng vài chục năm. Và ở những “nôi” báo chí đó có rất nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm. Vậy, khi một trường tham gia đào tạo nhà báo đa phương tiện, nài khai thác các phương tiện kỹ thuật hay bổ sung thêm các trang thiết bị cần thiết thì việc quan trọng cần triển khai đó là huy động công sức, trí tuệ của đội ngũ giảng viên sẵn có của mỗi nhà trường.
Và chỉ khi xác được điều này thì việc đào tạo nhà báo đa phương tiện của các cơ sở đào tạo sẽ không bị xáo trộn mà được khai thác trên nền tảng cơ sở có sẵn triệt để hơn và từng bước bổ sung những yếu tố cần thiết cho việc đào tạo hiệu quả!
Thứ hai: Xây dựng nội dung đào tạo thiết thực, hiện đại
Thực tế cho thấy nhà báo đa phương tiện cần có nhiều kỹ năng. Có người đã vẽ chân dung nhà báo này như sau: trên người “lủng lẳng” các phương tiện tác nghiệp. Đó là, máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc vàng của sự kiện, máy ghi hình để ghi lại những thước phim sinh động của hiện thực cuộc sống, các phương tiện hiện đại khác như máy ghi âm số, điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (ipad); rồi lưng khoác một túi lớn với sổ sách, giấy bút, laptop, USB, thẻ nhớ… để ghi chép, viết bài, dựng hình, chuyển bài qua mạng… Nhưng dẫu có đa phương tiện với kỹ năng “mang vác”, “chuyên chở” như vậy nhưng thực tế cho thấy nhà báo đó vẫn chưa có thể là nhà báo đa phương tiện chuyên nghiệp nếu thiếu những kỹ năng tác nghiệp – kỹ năng “mềm”. Các kỹ năng đó cụ thể như: Kỹ năng tư duy, tư duy hình ảnh; Kỹ năng chụp ảnh; Quay phim; Kỹ năng đọc; Khả năng dẫn hiện trường; Kỹ năng viết, dựng, hoàn thiện sản phẩm; Kỹ năng giao tiếp để thu thập, khai thác thông tin; Khả năng làm việc tập thể... Không chỉ tác nghiệp độc lập mà nhà báo đa phương tiện chuyên nghiệp cần có khả năng liên kết, trao đổi để có thêm thông tin, tư liệu từ đồng nghiệp để làm dày hơn, sâu sắc hơn thông tin trong tác phẩm của mình.
Cần tới hàng chục thậm chí nhiều hơn thế nữa các kỹ năng như vậy nhưng theo khảo sát, hiện nay dung lượng thời gian để đào tạo một nhà báo đa phương tiện trong nhà trường cũng giống như đào tạo một nhà báo chuyên sâu (một chuyên ngành), nghĩa là đào tạo trong 4 năm. Vậy nên, trong 4 năm đó để có một lượng kiến thức phù hợp, với những kỹ năng cơ bản và không thể thiếu như nêu trên nài sự nỗ lực học tập không mệt mỏi của người học còn cần tới sự sắp xếp, lựa chọn xây dựng khung chương trình, thời lượng môn một cách khoa học của cơ sở đào tạo.
Một trong những môn học cần có đó là môn học về các phương tiện kỹ thuật. Chỉ khi nắm rõ được tiện ích của từng loại phương tiện như máy ghi hình, dựng hình; dựng âm thanh; máy ảnh; máy tính, điện thoại thông minh… với các phần mềm từ cơ bản đến chuyên dụng thì nhà báo đa phương tiện mới có thể khai thác triệt để các tính năng, công dụng của nó trong quá trình tác nghiệp.
Cùng với việc sử dụng thành thạo các loại thiết bị công nghệ, nhà báo đa phương tiện cần phải được trang bị những kiến thức, đặc trưng về các loại hình truyền thông. Nghĩa là cần có dung lượng nhất định để người học hiểu và nắm được thế mạnh, hạn chế của từng loại hình (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử…) để xây dựng những sản phẩm dưới dạng văn bản (tex), các sản phẩm âm thanh (audio) hay sản phẩm truyền hình (video)… cho phù hợp.
Và song hành với đó cũng cần sắp xếp dung lượng phù hợp về số môn và đặc biệt là thời lượng học các môn chuyên sâu về các thể loại báo chí – những “linh kiện” để làm nên tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình. Thực tế, hiện nay đào tạo chuyên ngành sâu (đơn ngành) thì sau 4 năm học, sinh viên có kỹ năng tác nghiệp cho khoảng 8 – 10 thể loại (tin, phóng sự, phỏng vấn, bình luận…), hoặc một vài dạng chương trình lớn (chương trình phát thanh, chương trình truyền hình có hậu kỳ; hoặc chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp)...
Tuy nhiên, do dung lượng đào tạo có hạn, nên việc trang bị đầy đủ các thể loại và dạng thức chương trình ở từng thể loại chuyên sâu cho các nhà báo đa phương tiện tương lai là điều “không tưởng”. Việc này chỉ có thể dừng lại ở sự lựa chọn hợp lý những thể loại cơ bản, nòng cốt và quan trọng phải phù hợp đối tượng học để trang bị kỹ năng, còn lại là những gợi mở để người học tự tìm tòi, nghiên cứu. Với sinh viên hay những nhà báo trẻ, những thể loại và những dạng chương trình cần phù hợp khả năng và kinh nghiệm sống, tác nghiệp vốn còn ít ỏi của đối tượng này… Các thể loại thiết kế xây dựng giảng dạy cho đối tượng sinh viên chỉ nên là: Tin, phóng sự, phỏng vấn.
Và cách sắp xếp môn học có thể là: Một môn với mũ chung cho một thể loại nhưng thời lượng cần dài, thậm chí dài cả kỳ, trong đó người học sẽ được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng kỹ năng để thực hiện thể loại đó trong đầy đủ các loại hình (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử…). Ví dụ với thể loại Tin, sinh viên sẽ được học lý thuyết và thực hành cách viết tin báo in với một thời gian nhất định; xong, sau khi đã nắm được lý thuyết cũng như kỹ năng và được viết tin cho báo in thì sinh viên sẽ được học ngay lần lượt cách thực hiện tin cho các loại hình báo chí còn lại (báo phát thanh hoặc truyền hình hay báo mạng…). Với cách sắp xếp theo chiều dọc xuyên suốt như vậy, sinh viên sẽ dễ dàng so sánh lý thuyết cũng như cách thực hiện cùng một thể loại cho nhiều loại hình khác nhau. Mặt khác, các tri thức và các kỹ năng mềm cho thể loại này được nhắc đi nhắc lại liên tục trong một thời gian dài, sinh viên sẽ nhớ lâu và thành thục nhanh hơn.
Nài ra, vì đây là việc đào tạo nhà báo đa phương tiện, nên cuối môn học, nài những sản phẩm đơn lẻ thuộc mỗi loại hình, một sinh viên hoặc một nhóm sinh viên cần phải có một sản phẩm mà ở đó được tích hợp các kỹ năng vừa học và có thể đưa lên một trang web nào đó. Và các thể loại khác (chẳng hạn như thể loại phóng sự hay thể loại phỏng vấn…) cách thực hiện cũng tương tự. Với cách bố trí như vậy, một môn học có thể cần khoảng vài giảng viên để giải quyết các kỹ năng của loại hình đó. Mặt khác, quan trọng hơn, về lý thuyết người học sẽ không phải học nhắc đi nhắc lại nhiều lần (vì một thể loại, cơ bản có những điểm chung, có chăng khác nhau về cách tác nghiệp và phương tiện truyền tải làm nên sự khác biệt đó), khi đó sẽ có nhiều thời gian để rèn về kỹ năng.
Thứ ba: Cần có đội ngũ giảng viên đa năng, chuyên nghiệp
Khi đào tạo những nhà báo đa phương tiện – nhà báo đa kỹ năng, biết nhiều việc thì đội ngũ giảng viên cần trình độ như thế nào? Có cần đa năng hay chỉ cần biết và tham gia giảng dạy một số thể loại, dạng chương trình của một loại hình mà thôi?
Thực tế hiện nay ở Việt Nam, việc đào tạo nhà báo đa phương tiện còn mới mẻ. Học viện Báo chí và Tuyên truyền tự hào là cái nôi đầu tiên, chuyên nghiệp, đào tạo bài bản đội ngũ nhà báo này. Nhưng đến nay (2015) khóa nhà báo đa phương tiện tương lai đầu tiên cũng mới chỉ là năm thứ 3, đây là chuyên ngành mới nên mọi công việc đều còn bỡ ngỡ từ việc xây dựng nội dung lẫn xây dựng một đội ngũ giảng dạy. Tuy nhiên, vẫn cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, để có những nhà báo đa phương tiện chuyên nghiệp đáp ứng được nhu cầu của các tòa soạn đa phương tiện thì đội ngũ những người làm công tác giảng dạy cũng cần phải có sự chuyển biến hướng tới chuyên nghiệp phù hợp với mục tiêu đào tạo sản phẩm đầu ra. Theo như Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thế Thảo – Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong Hội thảo “Bồi dưỡng các kỹ năng cho người làm báo đa phương tiện” thì: “Giảng viên có thể không giỏi tất cả nhưng phải biết tất cả các chuyên ngành và sâu một chuyên ngành”.
Đội ngũ giảng viên nài là những giảng viên “cứng” của nơi đào tạo, thì có thể cần thêm sự tham gia của những nhà báo có kinh nghiệm chuyên sâu một hoặc vài lĩnh vực để trao đổi, truyền thụ thực tiễn nghề nghiệp sôi động. Họ có thể là phóng viên của các nhà đài, các tòa soạn báo in hay một tờ báo mạng điện tử nào đó, có tâm huyết và có những trải nghiệm thực tế. Việc “cầm tay chỉ việc” cũng là một phương thức đào tạo linh hoạt góp chung vào phương thức đào tạo truyền thống đó là giảng viên phải là những người của nhà trường.
Thứ tư: Cần có sự đầu tư cơ sở vật chất thỏa đáng
Cơ sở vật chất được nói tới ở đây là phương tiện kỹ thuật. Hiện nay, qua khảo sát thấy rằng, không ít cơ sở đào tạo báo chí cũng đã nhận thức được rằng để đào tạo được những nhà báo chuyên nghiệp thì nài nội dung truyền đạt cần phải luyện tập kỹ càng về kỹ năng. Và kỹ năng báo chí gắn liền với các trang thiết bị kỹ thuật tác nghiệp. Từ ý tưởng, từ thực tiễn cần qua tư duy, qua các phương tiện kỹ thuật để làm nên sản phẩm và chuyển tới công chúng. Chính vì nhận thức được điều này nên nhiều cơ sở cũng đã có những đầu tư tài chính nhất định để mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho thực hành, rèn rũa kỹ năng. Tuy nhiên, hiện nay các trang thiết bị vẫn còn thiếu thốn, nghèo nàn trong khi công nghệ kỹ thuật hiện đại thay đổi từng ngày. Để đào tạo được những nhà báo đa phương tiện, cơ sở đào tạo không thể né tránh việc phải đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp thậm chí ở mức cao để học viên có môi trường thực hành như thực tế. Cùng với đó, khi có các trang thiết bị đầy đủ, hiện đại thì người học cũng không thể từ chối việc tiếp xúc học sâu các thao tác kỹ thuật để khai thác và xử lý thông tin trong tác nghiệp.
Nhưng với các trang thiết bị đa dạng, hiện đại đó, không thể để chúng đơn lẻ, riêng rẽ mà cần được cấu trúc để tạo nên một sự tích hợp về công nghệ. Cần xây dựng những tòa soạn đa phương tiện ngay tại cơ sở đào tạo để vận hành những công nghệ được sắp xếp, bố trí theo kiểu tích hợp đó. Ở đó có sự phân vai, giả định các vị trí công việc để nhà báo rèn luyện, tập thích ứng với thực tế.
Thứ năm: Mở rộng hợp tác quốc tế
Đào tạo nhà báo đa phương tiện ở Việt Nam mới ở chặng đường đầu nên còn rất mới mẻ. Để hoạt động đào tạo này đạt hiệu quả, nài sự nỗ lực của mỗi nhà trường, mỗi giảng viên thì một yêu cầu quan trọng đó là cần mở rộng hợp tác quốc tế đặc biệt là những cơ sở có tên tuổi cũng như kinh nghiệm trong đào tạo truyền thông nói chung và cơ sở đào tạo nhà báo đa phương tiện nói riêng. Việc tăng cường hợp tác quốc tế sẽ giúp các cơ sở đào tạo học hỏi được kinh nghiệm, cách thức đào tạo bài bản chuyên nghiệp.
Thực tế hiện nay, trên thế giới có nhiều đơn vị tham gia đào tạo nhà báo đa phương tiện. Tuy nhiên, việc lựa chọn ai để hợp tác đào tạo cần thận trọng và có những yêu cầu cụ thể, rõ ràng. Nếu làm tốt được điều này sẽ là hữu ích cho cả đơn vị đào tạo và cả những nhà báo đa phương tiện tương lai.
Bên cạnh những cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, trên thế giới đã có nhiều cơ quan truyền thông và tòa báo áp dụng mô hình tòa soạn đa phương tiện rất thành công. Tiêu biểu như: BBC, Daily Telegraph (Anh); The New York Times (Mỹ); Thông tấn xã Áo… Ở đó, các cơ quan này phát hành các sản phẩm báo chí cả dưới dạng báo in, báo phát thanh, truyền hình lẫn báo mạng điện tử… Việc mời những nhà báo, những chuyên gia của các tòa soạn này giao lưu, trao đổi thực tế, nghiệp vụ cũng rất quan trọng, góp phần giúp nhà báo đa phương tiện tương lai tiếp cận phương thức tác nghiệp hiện đại.
Tuy nhiên, việc liên kết quốc tế, không chỉ dừng lại ở việc mời đối tác trao đổi một vài buổi. Cần tính tới liên kết lâu bền và chuyên sâu. Và muốn thực hiện được điều đó một điều không thể thiếu được đó là trình độ nại ngữ của người học. Việc xây dựng các chương trình liên kết với các trường nước nài mở ra những cơ hội cho sinh viên Việt Nam tiếp cận với một nền giáo dục và phương thức giáo dục mới, hiện đại.
Tóm lại, phương thức báo chí đa phương tiện đang ngày một phát triển. Để phương thức này tồn tại một cách chuyên nghiệp, hiệu quả cần có chiến lược cũng như kế hoạch đào tạo nhà báo đa phương tiện linh hoạt và phù hợp. Chỉ khi được đào tạo một cách bài bản thì việc tác nghiệp của đội ngũ nhà báo đa phương tiện mới chủ động và khai thác, phát huy hết tiện ích của loại hình, của các phương tiện đa dạng, hiện đại!.
TS Đinh Thị Xuân Hòa
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
(Theo Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 1/2016)
(VQKL-Nguồn AJC)
Cùng chuyên mục
Bình luận