Vài suy nghĩ về phương pháp dạy và học hiện đại

(Sóng Trẻ) - Bước chân vào giảng đường đại học là bắt đầu làm quen với phương pháp dạy và học hiện đại. Đó là kiểu dạy khác hẳn lối truyền thông một chiều. Những kiến thức khô khan được lồng ghép vào những minh họa hấp dẫn thông qua những buổi thảo luận sôi nổi. Sự tương tác giữa thầy và trò tăng lên.

 

Với những buổi học ấy, sinh viên thỏa sức tranh luận, tha hồ thắc mắc những gì chưa rõ, chưa hiểu để thầy cô giải đáp. Đồng thời khả năng sáng tạo, tư duy logic cũng được phát huy cao độ, bản lĩnh đứng trước đám đông được rèn luyện.

Mỗi giờ lên lớp là mỗi giờ thảo luận giữa các nhóm. Từng nhóm thay nhau đưa ra các luận điểm của mình và bảo vệ chúng. Giảng viên chỉ đóng vai trò là người cầm trịch và đưa ra kết luận cuối cùng trên cơ sở sửa chữa và bổ sung thêm, chỉ rõ những sai lầm sinh viên mắc phải, rút kinh nghiệm và kết luận.

Với cách dạy như thế giảng viên sẽ giảm bớt được căng thẳng do không phải nói một mạch từ đầu đến cuối. Về phía người học, họ sẽ thấy hứng thú hơn ở mỗi tiết học, giảm bớt sự nhàm chán, giảm bớt sự căng thẳng. Hơn nữa, những giờ học như thế sẽ tạo ra sự gần gũi giữa người dạy và người học.

Một điều cần thiết nữa là giảng viên nên giao cho sinh viên nhiều bài tập hơn nữa. Với thời gian rảnh rỗi nhiều như hiện nay, khi mà rất nhiều sinh viên chỉ học khi sắp thi kết thúc học phần. Tại sao người dạy không buộc họ phải lao động. Chỉ có cách ra thật nhiều bài tập, với những biện pháp hợp lí kèm theo để đảm bảo họ buộc phải hoàn thành nhiệm vụ mới có thể đưa những quỹ thời gian lãng phí kia trở thành có ích cho họ.

Trong khi sinh viên chưa tự ý thức được tầm quan trọng của việc học, hãy bắt họ phải tự ý thức, mà trước hết là " cưỡng chế" họ lao động thông qua " quyền lực" của người dạy.

Trong trường hợp sinh viên làm bài theo kiểu đối phó, giảng viên có thể đưa ra và quyết liệt thực hiện một số biện pháp sau:

+ Đề cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.

+ Không chấp nhận bất cứ lí do sinh viên thiếu bài thu hoạch ( trừ những lí do bất khả kháng).

+ Mọi bài làm tựa nhau, giống nhau đều bị loại bỏ.

+ Đó là những bài kiểm tra điều kiện, ai không qua sẽ không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần…

Mỗi bài không đạt yêu cầu coi như bài trình đó không đạt. Nếu giảng viên thật sự kiên quyết làm, làm đến nơi đến chốn, làm quyết liệt, mạnh tay thì chắc chắn sinh viên sẽ phải lao động, phải học.

Từ đó sinh viên sẽ tìm thấy niềm đam mê học tập. Không thích rồi sẽ thích. Chưa say mê rồi sẽ say mê. Chắc chắn sau những ngày lăn lộn với việc làm bài tập sinh viên sẽ tìm thấy hứng thú riêng cho mình.

Khi ấy sinh viên sẽ không còn sợ làm bài tập nữa. Và cũng trong quá trình này, sinh viên sẽ phát hiện ra cuộc sống có nhiều điều thú vị lắm. Nếu không chịu lăn lộn sẽ chẳng bao giờ ta biết và cảm nhận được chúng.

Khi ấy các bạn sẽ hiểu được tấm lòng tốt mà các thầy cô đã dành cho mình. Thầy cô chỉ muốn những điều tốt nhất cho ta, giúp ta tự tin nhất khi bước vào cuộc sống sau này!

 

Nguyễn Mạnh Quang

Lớp Báo In K27 A1,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN