Vùng cao Lũng Vân ngày ấy - bây giờ

(Sóng trẻ) - Đường lên Lũng Vân chẳng khác nào đường lên trời, những con dốc dài, quanh co nối tiếp nhau từ chân đèo cho tới tận đỉnh. Đôi lúc tôi tưởng mình đang lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh nào đó.

Lũng Vân của kỷ niệm

Tôi đến Hoà Bình vào một buổi sáng giữa tháng tư, thời tiết nơi đây vẫn bao trùm bởi hơi lạnh sót lại cuối mùa. Sương giăng đỉnh núi, đứng trên cao có thể nhìn thấy cả thành phố Hoà Bình đang bị ôm trọn bởi bốn phía núi. Một cảnh tượng hoang vu khiến tôi tò mò đến lạ thường.

Tôi tìm đến những làng của người Mường, đường núi quanh co, cây cối rậm rạp tạo nên nét thơ mộng, quyến rũ của nơi đây.

Nơi tôi lựa chọn là vùng đất Mường Bi - một mường lớn, cổ xưa và trù phú nhất trong 4 mường: “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” của xứ Mường Hoà Bình. Lũng Vân chính là nơi sinh sống cao nhất của người Mường Bi. Thậm chí, ngay giữa mùa đông chúng ta có thể cảm nhận được mặt nước đóng một lớp băng mỏng, những giọt sương đóng vảy trên thân lá.

6ee25d85d_hinh_anh_1.jpg
Đường lên Lũng Vân quanh co, cây cối rậm rạp

Đây là lần thứ hai tôi đặt chân đến Lũng Vân. Lũng Vân nay đã ít nhiều thay đổi nhưng cảm xúc của tôi vẫn y nguyên ở cái tuổi 17 năm ấy khi lần đầu tiên tôi biết đến nơi này. Lần đó, tôi theo nhóm anh chị lớp trên đi làm tình nguyện và 5 năm sau, tôi có dịp trở lại nơi đây để làm một bài phóng sự về sự đổi thay của nơi được gọi là vùng cao của Tổ quốc này.

Tôi tìm đến ngôi nhà ngày xưa nhóm chúng tôi ở, đó là một ngôi nhà sàn được lợp đan xen ngói Hương Canh và gianh, thậm chí có một ngày mưa gió, chúng tôi phải lấy những tấm bạt che trên nóc nhà để tránh dột. Nhưng trước mắt tôi đây, ngôi nhà ngày xưa không còn nữa, thay vào đó là một ngôi nhà xây bé, trông vững chãi hẳn. Tôi gặp lại bác Dìn, bác không còn nhận ra tôi nữa nhưng khi tôi xin bác được ở nhờ một đêm, bác liền vui vẻ nhận lời.

6ee25d85d_hinh_anh_2.jpg
Lũng Vân được ôm trọn bởi bốn phía núi

Thời tiết tháng 4 nắng ấm là vậy, thế nhưng tháng 4 ở Lũng Vân vẫn thi thoảng có những đợt gió khiến tôi dù đã ba lớp áo vẫn bất giác rùng mình.

Ấy thế mà, những đứa trẻ nơi đây, chân trần, áo mỏng...chạy quanh những cột nhà sàn cao chừng mét rưỡi nô đùa. Dường như, thời tiết ấy chưa đủ để làm chúng yếu đuối hay sợ sệt. Chúng tôi cảm nhận được sức sống tiềm tàng trong cơ thể gầy gò, lấm lem bùn đất này. Có lẽ, cha mẹ sinh ra chúng đã dạy cho chúng những bài học thích nghi với thời tiết khắc nghiệt nơi đây.

Lũng Vân, không gian bình yên, khiến con tim của tôi bất giác xao xuyến. Tôi nước mắt trực trào, cảm giác của hạnh phúc như những đứa trẻ trông thấy bóng dáng mẹ đi chợ về. Không gian ở đây khác xa Hà Nội quá nhưng sao tôi lại thấy gần gũi và thân thương như chính nơi đây là nơi tôi sinh ra vậy.

Tôi tranh thủ đi dạo xung quanh để tìm sự bắt đầu cho bài phóng sự. Tôi tìm lại những thứ đã in sâu vào kí ức, tôi cứ đi, cứ tò mò, cứ háo hức cứ như đây là lần đầu tiên tôi biết đến nơi này. Năm năm, không phải là một thời gian dài nhưng Lũng Vân nay khác nhiều quá. Nhộn nhịp hơn, có sự ồn ào của động cơ xe máy, có loa phát thanh, có nhà văn hóa khang trang ngay giữa xã…

Hồi đó, để tìm một ngôi nhà xây rất khó, trong tòa xã có chừng 5 đến 10 ngôi nhà. Dân ở đây họ sống thưa thớt và cách nhau bằng những ngọn đồi nhỏ và đi lại bằng con đượng đất do dân quân và thanh niên trong xã làm. Nơi này vẫn được gọi là xã nghèo truyền kiếp.

Lũng Vân hôm nay

Đường lên Lũng Vân giờ đây dễ dàng hơn nhiều, con đường được trải dài bằng nhựa, cũng không hẳn là đẹp nhưng thuận tiện hơn rất nhiều, những ngôi nhà san sát nhau hơn, nhiều ngôi nhà xây hơn, có nhiều quán bán thức ăn, đồ sinh hoạt mà cách đây 5 năm chúng tôi chỉ có thể tìm thấy ở một cái chợ cách xã 10km.

Tôi bắt gặp ông Bương, một người sống trong xã, ông chia sẻ: “Có lẽ do thiên nhiên ưu đãi, khí hậu trong lành, người dân ôn hòa nên trong mường không bao giờ xảy ra xích mích. An ninh cũng tốt, gia đình nào đi làm đồng, bọn trẻ đi học hết không bao giờ phải đóng cửa, lo mất trộm. Cuộc sống vùng cao này cứ thanh bình trôi qua. Người già bảo ban con cháu lao động sản xuất. Bọn trẻ được học hành đến nơi đến chốn. Được Nhà nước quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở, các công trình công cộng nên đời sống của người dân cũng bớt phần khó khăn”.

Nhưng dù kinh tế thay đổi nhưng nhiều hộ dân ở đây vẫn giữ thói quen làm nhà sàn để ở. Họ vẫn thích nếp sinh hoạt ngày xưa, cùng nhau tập trung lại nhà văn hóa để xem văn nghệ và tổ chức các buổi giao lưu trong làng. Tôi cảm nhận được chỉ có vật chất họ được cải thiện hơn, họ không còn phải chạy vạy lo từng bữa ăn như trước nhưng con người nơi đây vẫn thế, vẫn chẳng có gì thay đổi nài tuổi tác, họ vẫn đùm bọc, chia sẻ những bát canh hay cùng nhau trò chuyện với nhau bên bếp lửa.

6ee25d85d_hinh_anh_3.jpg
Người dân vẫn giữ thói quen làm nhà sàn để ở

Thời gian có thể trôi đi, cũng có những sự thay đổi nhưng bản chất của con người nơi đây vẫn vẹn nguyên theo thời gian. Lũng Vân trước mắt tôi đã thay đổi nhưng trong tim tôi nó vẫn vẹn nguyên, bởi tôi yêu cái cuộc sống trong lành, thuần khiết, nguyên sơ của nơi đây và cả con người không chút bụi bẩn, không tính toán, bon chen trong xã hội công nghiệp hiện tại.

Có lẽ, chính cuộc đó của người dân Lũng Vân đã biến nơi đây trở thành thung lũng trường thọ, nơi có những con người “sống mãi với thời gian”.

Bùi Chiêm
Truyền hình K32A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN