Xe đạp điện và những mối lo
(Sóng trẻ) - Một vài năm trở lại đây, số lượng xe đạp điện đang gia tăng đột biến, trở thành phương tiện phổ biến trong giới học sinh, sinh viên và người cao tuổi. Những nhược điểm của loại phương tiện này và sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng khiến xe đạp điện trở thành ẩn số gây nguy hiểm trên đường.
Lợi thế khi “tậu” xe đạp điện
Xe đạp điện có giá thành rẻ hơn nhiều so với xe máy (khoảng từ 8 - 9 triệu đồng/ một chiếc). Hơn nữa, chúng lại dễ dàng điều khiển, không mất sức như xe đạp thông thường. Đây cũng là loại phương tiện tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng. Chỉ với 1 lần sạc trong khoảng 4 tiếng là có thể đi từ 60 - 80 km. Theo tính toán của các chuyên gia, chi phí tiền điện cần cho xe đạp điện chạy được 1km khoảng 10.000 đồng. Trong khi đó, con số này đối với xe máy lớn hơn rất nhiều.
Nài ra, xe đạp điện khi lưu thông không gây ra tiếng ồn, thân thiện với môi trường. Loại xe này có nhiều nhãn hiệu và kiểu dáng đa dạng, đáp ứng thị hiếu của giới trẻ.
Đáng chú ý, xe đạp điện được xếp vào hạng mục phương tiện thô sơ nên sử dụng xe đạp điện cũng không yêu cầu người dùng phải đăng ký xe hay lắp biển số, dễ dàng sở hữu và tốc độ gần bằng xe máy …
Xe đạp điện ngày càng được nhiều người ưa chuộng
Lo ngại mất an toàn giao thông
Nài những ưu điểm đã nêu, loại phương tiện này cũng bộc lộ những nhược điểm “chết người”.
Đặc điểm nhẹ và êm khi di chuyển là một nhược điểm lớn nhất của loai phương tiện này. Do xe nhẹ nên người sử dụng thường di chuyển nhanh (tối đa hơn 30km/h). Việc không gây tiếng động của xe khiến các phương tiện khác không kịp phản ứng, gây ra tai nạn.
Nhiều người sử dụng thiếu ý thức thường lạng lách, đánh võng, đi hàng 3, rẽ không xin đường, không đội mũ bảo với lý do đây là loại phương tiện thô sơ… Điều đó khiến số lượng tai nạn liên quan đến xe đạp điện ngày một tăng với mức độ thương vong lớn, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Nhiều trường hợp bị xử phạt
Hiện nay, xe đạp điện không phải đăng ký nên việc quản lý và xử phạt những trường hợp vi phạm khi điều khiển loại phương tiện này không hề dễ dàng. Đó là chưa kể đến tình trạng xe được nhập lậu tràn lan, sản xuất ồ ạt, thiếu thẩm định chất lượng.
Tính đến giữa tháng 9, thành phố Hà Nội đã xử lý tới hơn 600 trường hợp vi phạm liên quan đến xe đạp điện nhưng việc xử phạt đang gặp nhiều khó khăn. Về vấn đề không đội mũ bảo hiểm, Luật giao thông có quy định xe máy điện có bao gồm cả xe đạp điện (Nghị định 34/CP điều 3, khoản 5) nhưng ngay trong đó lại quy định chỉ xử phạt trường hợp đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm (Điều 11, khoản 4, mục D Nghị định 34/CP) khiến các trường hợp sử dụng xe đạp điện nghiễm nhiên thoát khỏi diện nộp phạt. Việc những người sử dụng phần lớn còn rất trẻ, là học sinh cũng làm khó công tác xử phạt hành chính đơn giản vì … không đủ tiền. Trước tình hình giao thông “hỗn loạn” như hiện nay, việc quản lý xe đạp điện từ phía các nhà chức trách e vẫn là bài toán không có một đáp số rõ ràng.
Đặng Hoàng Lâm
Truyền Hình K31 A1
Cùng chuyên mục
Bình luận