“Xin lỗi mẹ, Tết này con không thể về”

(Sóng Trẻ) - “Bóng chiều dần tan cũng là khi hạnh phúc gia đình đầm ấm bên nhau. Tiếng bi bô trẻ con pha lẫn tiếng cười nói của bố mẹ nghe thật vui vui, nhưng ít ai biết được rằng đó là niềm ao ước của tôi suốt 23 năm qua… Cuộc sống được trỗi dậy từ bóng đen dài đằng đẵng…”

Chưa một lần được gọi hai tiếng “bố ơi”…

“Xin lỗi mẹ tết này con không thể về, con xin lỗi vì phải để mẹ ăn tết một mình… con yêu mẹ nhiều”. Đó là dòng blog mà anh Lương văn Hòa (xóm 1, Trường Sơn, Lộc Yên, Hương khê, Hà Tĩnh) viết để gửi tặng mẹ yêu của mình trong dịp tết Nguyên Đán Nhâm Thìn sắp tới.

Anh Hòa là đứa con trai duy nhất của cô Nguyễn Thị Thư. Trái với những đứa bạn cùng trang lứa luôn có vòng tay nâng đỡ của người bố thân thương thì anh chưa một lần được gọi hai tiếng “bố ơi”.

Khi anh còn là một bào thai trong bụng mẹ, chưa kịp cất tiếng khóc chào đời thì bố bỏ rơi anh để đến với người đàn bà khác. Từ đó, mẹ anh phải tự chăm sóc bản thân, chăm sóc hài nhi bé bỏng của mình trong căn nhà nhỏ hẹp, dột nát. Anh là đứa trẻ sinh ra đã không được nhận hơi ấm và bàn tay chăm sóc của người “trụ cột gia đình”.

                  093838087_3a720bb508da7faeed6fef15c24a94bd_39678423.anh1.jpg

                                                   (ảnh minh họa - nguồn: nld.com.vn)

Từ khi anh Hòa nhận thức được rằng cuộc sống của mình không may mắn, nhận thức được mình là một đứa trẻ “mồ côi” bố, anh cảm thấy rất buồn. Có lúc anh cảm thấy hận bố mình, nhưng đó chỉ là suy nghĩ lúc anh cảm thấy cô đơn. Rồi khi ý nghĩ ấy qua đi anh “chỉ biết mình không có bố nên phải tự lập và mạnh mẽ để vượt qua giông gió của cuộc đời.” - anh Hòa chia sẻ.

Nhà nghèo lại càng nghèo hơn khi mẹ anh bị bệnh. Năm 2005, khi anh bắt đầu vào lớp 10, mẹ anh bị bệnh gai cột sống, thoái hóa khớp, sỏi hai thận, rối loạn tuần hoàn não, huyết áp thấp…  Từ đó mẹ anh đi lại rất khó khăn và không biết phải làm gì để có tiền cho con ăn học.

Khi được hỏi về suy nghĩ của mình, cô Thư chia sẻ với hai hàng nước mắt: “Lúc đó tôi hoảng loạn không biết kiếm đâu ra tiền cho nó ăn học, tôi thì đau ốm không làm được việc chi, tôi không muốn nó bỏ học. Nó thương tôi nên xin tôi nghỉ học vào Sài Gòn kiếm tiền, những lúc như thế hai mẹ con lại cãi nhau và nó thì khóc, tôi thương nó nhưng không biết mần năng”.

Thương mẹ, anh Hòa muốn bỏ học để vào Sài Gòn kiếm tiền lo thuốc thang chạy chữa cho mẹ nhưng mẹ anh nhất quyết không chấp nhận. Nghĩ tới người mẹ, anh lại sục sôi một dòng chảy mãnh liệt, anh quyết định đến trường, chăm chỉ học để mẹ vui lòng. Nài những giờ học trên lớp, những buổi còn lại anh đi làm phụ hồ để có tiền trang trải việc học và mua thuốc cho mẹ.

Tấm lòng hiếu học, hiếu nghĩa của cậu con trai mười mấy tuổi đời khiến thầy hiệu trưởng Trường trung học phổ thông bán công Hương Khê tặng một chiếc xe đạp “khuyến khích học sinh nghèo vượt khó”. Từ đó việc đi học cũng thuận lợi hơn vì hằng ngày anh phải đạp xe hơn 13km để đến trường, đường toàn bùn lầy và đất đỏ.

Khó khăn là thế nhưng ba năm cấp ba anh đều đạt học lực khá, và năm nào anh cũng được nhà trường chọn đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh, môn Địa…

Ăn gió nằm sương vượt vũ môn…

Tháng 6 năm 2008, anh Hòa tốt nghiệp THPT. Được mọi người động viên, đặc biệt là người mẹ yêu dấu luôn đặt niềm tin vọng nên anh đã làm hồ sơ dự thi đại học. Trong thời gian bạn bè anh “nhồi kinh nấu sử” chuẩn bị cho kì thi đại học thì hằng ngày anh phải đi phụ hồ, bốc gỗ thuê… để có tiền nuôi mẹ nên “thời gian ôn thi của mình hầu như là không có”. Anh đã đậu và theo học Trường cao đẳng Bách nghệ Tây Hà, ngành Tài chính ngân hàng.

Không những là tấm gương vượt lên hoàn cảnh, trong trường, anh Hòa luôn tích cực tham gia nhiều chương trình vì cộng đồng: Sinh viên tình nguyện, ủng hộ phong trào quyên góp áo quần, sách vở cho Miền trung ruột thịt, hiến máu nhân đạo…

Tâm nguyện lớn nhất của anh bây giờ là phải làm sao để có tiền chữa bệnh cho mẹ. Điều đó đang vượt xa khả năng của anh, anh chỉ biết tự an ủi bản thân: Mẹ cố lên.

Những mảnh đời bất hạnh như hai mẹ con cô Thư cần lắm những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để họ vượt qua cảnh đói nghèo và bệnh tật, để hai mẹ con cảm thấy ấm lòng khi cảm nhận được hơi ấm của tình nhân ái của đồng loại.

Phạm Thị Thiện
Báo mạng điện tử K31
Học viện báo chí và tuyên truyền

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN