Xóm Nhà nổi: Lặn ngụp giữa dòng sông
(Sóng Trẻ) - Lên xuống cùng con nước, lúc giữa sông, lúc gần bờ, cả cuộc đời lênh đênh men theo dòng chảy của sông Hồng, đó là cuộc sống của những con người làng chài phường Phúc Xá, quận Ba Đình.
Men theo những con ngõ nhỏ nằm ven bờ đê sông Hồng, chúng tôi tìm đến làng chài phường Phúc Xá. Sau những ngày mưa tầm tã, nước sông Hồng dâng cao, những chiếc “nhà thuyền” của các hộ dân sống ở làng chài neo sát gần bờ hơn mọi ngày. Đó cũng là cơ hội để chúng tôi có dịp gặp gỡ, chứng kiến rõ ràng nhất, chân thực nhất cuộc sống con người nơi đây. Những chiếc thuyền lụp sụp, 17 hộ dân, hơn 50 nhân khẩu, người ta vẫn hay gọi nơi đây với cái tên Xóm Nhà nổi.
Nguy cơ từ môi trường sống
Người lớn đi giăng lưới bắt cá, trẻ con bơi lội tự do trên sông, những đứa lớn hơn thì ngày ngày lội bì bõm qua một đoạn sông để lên bờ đi học. Mọi sinh hoạt đời thường đang diễn ra một cách lặng lẽ và bình yên. Nhưng không ai có thể biết rằng, nước sông Hồng nơi đây chính là nguồn nước ăn, nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình và tất nhiên, vệ sinh cá nhân, rác rưởi cũng sẽ được thải ngay ra chính dòng nước này. Nhà nào có điều kiện thì mua nước trên bờ mang xuống, nhà nào khó khăn thì tặc lưỡi cho qua. Trong số 50 nhân khẩu sống ở đây, có tới 1/3 là các em nhỏ còn đang đi học. Khả năng đề kháng, chống đỡ với môi trường của các em còn yếu, vậy liệu các em có thể tránh được những nguy cơ về bệnh tật dễ dàng mắc phải bất cứ lúc nào?
Ước mơ lên bờ
Đi dọc theo dãy nhà thuyền trong xóm, chúng tôi tình cờ gặp bà Trần Thị Tuyết, nài 60 tuổi, một người dân đã sinh sống ở đây hơn 10 năm nay. Chân để trần, quần xắn cao, bà Tuyết bì bõm dẫn chúng tôi bước vào ngôi nhà của mình. “Ngôi nhà nổi” sạch sẽ, ngăn nắp là nơi cư ngụ của hai bà cháu đã nhiều năm nay. Bà tự hào khoe với chúng tôi những tấm bằng khen về thành tích học tập của đứa cháu trai năm nay đang học lớp 11. Cuộc sống vất vả, thu nhập hằng ngày chỉ trông chờ vào vài món hàng tạp hóa bà bán cho những hộ gia đình sống trên sông, nhưng bà vẫn cố gắng, tích góp đầu tư cho con cháu học hành đến nơi đến chốn. Được lên bờ, đó là khát khao cháy bỏng của không chỉ hai bà cháu và còn là của cả cộng đồng dân cư làng vạn chài.
Bao giờ những đứa trẻ này mới được lên bờ?
Muốn quản lý… cũng khó
Cuộc sống nay đây mai đó, lúc ngược dòng, lúc xuôi dòng, lênh đênh theo con nước khiến 17 gia đình nơi đây dường như tách biệt hẳn với cuộc sống bên nài và luôn đầy rẫy những lo toan. Nhiều trẻ nhỏ phải bỏ học để mưu sinh, có khi biến nơi đây thành tụ điểm trộm cắp, cờ bạc. Ông Nguyễn Doãn Điệp, tổ phó tổ 5, cụm dân cư số 1, phường Phúc Xá nhiều năm làm công tác quản lý nhân khẩu của cụm nhưng cũng không nắm rõ hết con số cụ thể nhân khẩu của các hộ dân trên sông. Những chiếc nhà thuyền ấy đi hay ở là phụ thuộc tất cả vào mùa nước. Chính quyền đã nghĩ ra việc đánh số nhà để dễ quản lý nhưng xem ra không hiệu quả bởi số lượng và việc di chuyển thuyền diễn ra thường xuyên.
Những căn nhà nổi nay đây mai đó giữa dòng nước
Bản đồ quy hoạch thủ đô đến năm 2030 vừa được công bố. Liệu những hộ dân sinh sống trên những làng vạn chài ven sông Hồng có được hưởng lợi từ những dự án di dân, tái định cư và ước mơ lên bờ của họ liệu có trở thành hiện thực? Sẽ rất khó để tìm được lời giải cho vấn đề này khi biết rằng tất cả những người dân sống ở đây đều là dân di cư và sổ hộ khẩu hay sổ đỏ cũng là một khái niệm hoàn toàn xa vời đối với họ.
Men theo những con ngõ nhỏ nằm ven bờ đê sông Hồng, chúng tôi tìm đến làng chài phường Phúc Xá. Sau những ngày mưa tầm tã, nước sông Hồng dâng cao, những chiếc “nhà thuyền” của các hộ dân sống ở làng chài neo sát gần bờ hơn mọi ngày. Đó cũng là cơ hội để chúng tôi có dịp gặp gỡ, chứng kiến rõ ràng nhất, chân thực nhất cuộc sống con người nơi đây. Những chiếc thuyền lụp sụp, 17 hộ dân, hơn 50 nhân khẩu, người ta vẫn hay gọi nơi đây với cái tên Xóm Nhà nổi.
Nguy cơ từ môi trường sống
Người lớn đi giăng lưới bắt cá, trẻ con bơi lội tự do trên sông, những đứa lớn hơn thì ngày ngày lội bì bõm qua một đoạn sông để lên bờ đi học. Mọi sinh hoạt đời thường đang diễn ra một cách lặng lẽ và bình yên. Nhưng không ai có thể biết rằng, nước sông Hồng nơi đây chính là nguồn nước ăn, nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình và tất nhiên, vệ sinh cá nhân, rác rưởi cũng sẽ được thải ngay ra chính dòng nước này. Nhà nào có điều kiện thì mua nước trên bờ mang xuống, nhà nào khó khăn thì tặc lưỡi cho qua. Trong số 50 nhân khẩu sống ở đây, có tới 1/3 là các em nhỏ còn đang đi học. Khả năng đề kháng, chống đỡ với môi trường của các em còn yếu, vậy liệu các em có thể tránh được những nguy cơ về bệnh tật dễ dàng mắc phải bất cứ lúc nào?
Ngay cả những em bé mới 1-2 tuổi cũng được bố mẹ cho tắm… sông
Ước mơ lên bờ
Đi dọc theo dãy nhà thuyền trong xóm, chúng tôi tình cờ gặp bà Trần Thị Tuyết, nài 60 tuổi, một người dân đã sinh sống ở đây hơn 10 năm nay. Chân để trần, quần xắn cao, bà Tuyết bì bõm dẫn chúng tôi bước vào ngôi nhà của mình. “Ngôi nhà nổi” sạch sẽ, ngăn nắp là nơi cư ngụ của hai bà cháu đã nhiều năm nay. Bà tự hào khoe với chúng tôi những tấm bằng khen về thành tích học tập của đứa cháu trai năm nay đang học lớp 11. Cuộc sống vất vả, thu nhập hằng ngày chỉ trông chờ vào vài món hàng tạp hóa bà bán cho những hộ gia đình sống trên sông, nhưng bà vẫn cố gắng, tích góp đầu tư cho con cháu học hành đến nơi đến chốn. Được lên bờ, đó là khát khao cháy bỏng của không chỉ hai bà cháu và còn là của cả cộng đồng dân cư làng vạn chài.
Bao giờ những đứa trẻ này mới được lên bờ?
Muốn quản lý… cũng khó
Cuộc sống nay đây mai đó, lúc ngược dòng, lúc xuôi dòng, lênh đênh theo con nước khiến 17 gia đình nơi đây dường như tách biệt hẳn với cuộc sống bên nài và luôn đầy rẫy những lo toan. Nhiều trẻ nhỏ phải bỏ học để mưu sinh, có khi biến nơi đây thành tụ điểm trộm cắp, cờ bạc. Ông Nguyễn Doãn Điệp, tổ phó tổ 5, cụm dân cư số 1, phường Phúc Xá nhiều năm làm công tác quản lý nhân khẩu của cụm nhưng cũng không nắm rõ hết con số cụ thể nhân khẩu của các hộ dân trên sông. Những chiếc nhà thuyền ấy đi hay ở là phụ thuộc tất cả vào mùa nước. Chính quyền đã nghĩ ra việc đánh số nhà để dễ quản lý nhưng xem ra không hiệu quả bởi số lượng và việc di chuyển thuyền diễn ra thường xuyên.
Những căn nhà nổi nay đây mai đó giữa dòng nước
Bản đồ quy hoạch thủ đô đến năm 2030 vừa được công bố. Liệu những hộ dân sinh sống trên những làng vạn chài ven sông Hồng có được hưởng lợi từ những dự án di dân, tái định cư và ước mơ lên bờ của họ liệu có trở thành hiện thực? Sẽ rất khó để tìm được lời giải cho vấn đề này khi biết rằng tất cả những người dân sống ở đây đều là dân di cư và sổ hộ khẩu hay sổ đỏ cũng là một khái niệm hoàn toàn xa vời đối với họ.
Thiếu Hoài – Huyền Nhung
Lớp PTTHK30B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp PTTHK30B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận