Xu hướng học nghề của giới trẻ hiện nay

(Sóng trẻ)- Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở nước ta hiện nay đã khiến cho một bộ phận không nhỏ giới trẻ lựa chọn cho mình một trường nghề thay vì học đại học, cao đẳng.

Cơ chế “thừa thầy thiếu thợ”

Theo Tổng cục Thống kê, cho đến tháng 3/2016, cả nước có 192.500 người có trình độ ĐH trở lên đang thất nghiệp, chiếm 1/5 tổng số người thất nghiệp trên toàn quốc.

Đây thực sự là một con số đáng báo động khi nhiều doanh nghiệp còn đang thiếu lao động, nhu cầu việc làm mỗi năm tăng cao.

Tỷ lệ thất nghiệp cho thấy tình trạng lãng phí rất lớn trong đào tạo đại học, cao đẳng trong khi tình trạng thiếu lao động qua đào tạo lại đang “khát” trong các doanh nghiệp lớn.

Trước thực trạng này, nhiều cử nhân tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học, thậm trí là thạc sĩ đã quay trở lại học trung cấp nghề để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Bạn Đỗ Thị Lâm, cử nhân tốt nghiệp trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho biết: “Mình tốt nghiệp đại học được 2 năm rồi, nhưng không xin được việc làm. Chẳng còn cách nào, mình đành phải quay lại học trung cấp nghề để tìm việc làm. Mặc dù lương không cao nhưng có việc làm ổn định là được rồi”.

c88a15fc3_anh_1.jpg

Nhiều người sau khi tốt nghiệp cử nhân đại học, cao đẳng quay lại học nghề để tìm kiếm cơ hội việc làm
 (Nguồn internet)

Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ học đại học mới xin được việc làm ổn định, lương cao. Nhưng thực tế chứng minh điều này không hoàn toàn đúng khi nhiều người phải cất bằng đại học để đi học nghề hoặc làm công nhân.

Bạn Hoàng Thị Thơm, cử nhân tốt nghiệp trường đại học Công nghiệp Hà Nội, hiện đang là công nhân trong một công ty tại khu công nghiệp Quang Minh cho biết: “Sau khi mình tốt nghiệp đại học được nửa năm nhưng không xin được việc, mình đã giấu bằng đại học để xin vào làm công nhân cho một công ty điện tử. Nếu không giấu bằng đại học đi thì người ta sẽ không nhận vào làm.”

Học nghề - giải pháp tránh thất nghiệp

Theo con số thống kê của Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), hiện nay nước ta có 170 trường cao đẳng nghề, 342 trường trung cấp nghề và 870 trung tâm dạy nghề. Điều này cho thấy nhu cầu học nghề của giới trẻ đang ngày cao và có xu hướng tăng lên.

Thực trạng thất nghiệp của cử nhân cao đẳng, đại học đã khiến cho giới trẻ có cái nhìn khác về việc học nghề thay vì chạy theo xu thế học đại học như trước kia. Một số học viên đang theo học tại các trường nghề cho biết: 


Bạn Đỗ Văn Chuyên, học viên trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc chia sẻ: “Học đại học bây giờ vừa tốn kém vừa không xin được việc làm nên mình đã quyết định học nghề để khi ra trường có cơ hội tìm việc làm dễ dàng hơn”.

Trên thực tế, hiện nay học viên sau khi tốt nghiệp tại các trường nghề có tỷ lệ xin được việc làm khá cao. Thầy Vũ Mạnh Hà, trưởng khoa Điện trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên (cơ sở 2, Từ Sơn – Bắc Ninh) chia sẻ về vấn đề đào tạo lý thuyết gắn liền với thực tiễn  và vấn đề xin việc của học viên sau khi tốt nghiệp: 



Theo thống kê của Tổng cục dạy nghề - Bộ lao động thương binh xã hội thì 75% sinh viên trường nghề sau khi ra trường đều có việc làm và thu nhập ổn định. 

Bạn Đỗ Đức Anh, học viên trường Cao đảng nghề Cơ khí nông nghiệp (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) chia sẻ: “Sau khi học hết phổ thông, mình đã đi học nghề và khi ra trường mình đã tìm được một công việc ổn đinh mà không cần phải chật vật chạy hết chỗ nọ đến chỗ kia để xin việc”.

Phương pháp đào tạo lý thuyết gắn liền với thực tiễn cùng với tỷ lệ việc làm cao đã giúp các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, các trung tâm đào tạo nghề tạo được uy tín và thu hút được nhiều học viên.

c88a15fc3_anh_2.jpg

Phương pháp học lý thuyết gắn liền với thực tiễn khiến cho học viên cảm thấy hứng thú với bài giảng và nắm bắt được kiến thức tốt hơn (Nguồn internet)

Bạn Nguyễn Thị Thu Nga, học viên trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc vui vẻ cho biết: “Ở đây học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, vừa học vừa thực hành nên rất dễ hiểu. Hơn nữa, sau khi ra trường cơ hội tìm việc làm cũng rất cao nên mình không hề hối hận khi đã không học đại học hay cao đẳng như những bạn khác”

Trần Thị Loan
Báo chí Đa phương tiện k34a1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN