Trò chơi Chim Lửa: Đối thoại với những lá bài

(Sóng trẻ) - Từ vài năm nay, bộ bài Phénix đã được chơi phổ biến tại Pháp. Thế nhưng ở Việt Nam, đây vẫn là một trò chơi khá mới và đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của giới trẻ bởi những gì các quân bài mang lại vượt xa mục đích giải trí thông thường.


Gặp người phụ nữ đưa Chim Lửa từ trời Âu về đất Việt


Le Jeu du Phénix – Phoenix Game - bộ bài Chim Lửa, là bộ bài triết học đầu tiên trên thế giới, ra đời cách đây chỉ khoảng 4 năm của nhà văn, nhà triết học nổi tiếng người Pháp Vincent Cespedes, với mục đích đưa Triết học vượt ra khỏi khuôn khổ lý thuyết và ngày càng có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.


Được xây dựng dựa trên các quan điểm triết học ứng dụng, không mang tính chất bói toán và nhằm mục đích giúp người chơi kiến giải cuộc sống là những lời miêu tả ngắn gọn nhất về bộ bài Phénix – Chim Lửa.


50 “ngọn lửa”, 50 sắc thái cuộc sống


Bộ bài Phénix có 26 lá bài, trong đó có 2 lá bài không thể lật ngược, còn 24 quân bài còn lại đều có thể lật ngược theo 2 chiều. Tất cả tạo thành 50 quân bài - 50 sắc thái cuộc sống mà tác giả gọi là ngọn lửa (tiếng Pháp là “Flamme”). Các sắc thái này của cuộc sống được chia ra thành 2 nhóm chính là sóng hấp dẫn và sóng xung đột.


657176130_anh_3.jpg

Bộ bài Phénix có tổng cộng 26 lá bài.


Một sự việc, hiện tượng... trong cuộc sống dù phức tạp đến mấy vẫn có thể quy về những điều đơn giản và dễ hiểu. Và những điều cơ bản đó sẽ được đưa vào các quân bài theo các biểu tượng tương ứng, ví dụ như: hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, mật ong là biểu tượng cho thành tựu ngọt ngào... Quá trình biểu tượng hóa các khái niệm của cuộc sống được thực hiện dựa theo quan điểm Triết học.


657176130_anh_5.jpg

Quân bài Le Masque biểu hiện cho sự hai mặt, đạo đức giả... Ảnh: Fanpage Phoenix Game in Asia


657176130_10435743_731225663659646_3066957760719211469_n.jpg

Quân bài Le Voyage biểu hiện cho sự phá cách, phá bỏ những khuôn sáo và định kiến. Ảnh: Fanpage Phoenix Game in Asia


Nài 26 lá bài, bộ bài còn có một bàn chơi gồm 9 ô, tượng trưng cho 9 tính chất của một con người, một sự việc. Theo những tác giả của bộ bài, bất cứ một điều gì trong cuộc sống cũng có thể được phân tích theo 9 phía cạnh này, ví dụ như: mục tiêu, kết quả, năng lượng tiềm tàng...


657176130_anh_4.jpg

Bàn chơi bài gồm 9 ô tượng trưng cho 9 khía cạnh của một con người, sự vật, hiện tượng


Hàng dọc thứ nhất: HCD là chiều quá khứ; hàng dọc ở giữa AEI là chiều hiện tại; hàng dọc thứ ba bên tay phải FGB là chiều tương lai.


Hàng ngang đầu tiên HAF thể hiện mối quan hệ giữa người chơi với thế giới bên nài; hàng ngang tiếp theo CEG thể hiện mối quan hệ với người thân; hàng ngang cuối cùng DIB thể hiện nội tâm bên trong.


Khi trộn các mảnh của cuộc sống, tức là các quân bài và xếp nó vào 9 ô này, người chơi sẽ có một “bức tranh”, một câu chuyện hoàn chỉnh với 9 khía cạnh có liên quan đến nhau một cách logic.


Phénix - chơi để kiến giải cuộc sống


Chị Giang Lương Hà là một trong những người tham gia hình thành bộ bài Triết học này và là người đầu tiên đưa Chim Lửa từ trời Âu về đất Việt. Kể từ khi bắt đầu phổ biến bộ bài tại Việt Nam đến nay, chị Hà đã dạy khoảng 200 lớp học chơi bài Phênix, và các học viên chủ yếu đều là người trẻ. Đặc biệt có trường hợp một bạn trẻ đã hào hứng... rủ cả mẹ của mình học cùng.


Khi chơi Phénix, mỗi lần lật bài và tìm ra sự liên quan giữa các quân bài được sắp xếp trên bàn chơi là một lần người chơi nhìn nhận lại mình, nhìn nhận lại vấn đề mà mình đang thắc mắc theo nhiều khía cạnh khác nhau, thậm chí có những khía cạnh rất mới, bất ngờ buộc mình phải tự vấn lại chính bản thân. Đó là lí do vì sao Phénix không được sinh ra để nhằm mục đích chiêm đoán về tương lai.


Bạn Nguyễn Trung Đức (23 tuổi, học viên cao học Trung tâm Pháp - Việt đào tạo về quản lý) chia sẻ: “Mình mới tiếp xúc với Phénix được 5 tháng nhưng bộ bài đã giúp mình giao tiếp tốt hơn với thế giới, khám phá rất nhiều điều ở bản thân mình, những điều mà thậm chí trước đây mình chưa từng nghĩ đến, chưa từng nghĩ là nó có tồn tại trong con người mình.”


657176130_anh_6.jpg

Chị Giang Lương Hà (giữa) cùng một số bạn trẻ Việt Nam chơi bài Phénix.


Theo chị Giang Lương Hà, “khi người ta xem bói, người ta đi tìm câu trả lời cho cuộc sống tương lai, nhưng với mình điều đó không quan trọng. Cho dù tương lai đã được định sẵn thì ta vẫn có thể thay đổi được nó. Biết trước tương lai không giải quyết được vấn đề gì nếu điều đó không đem lại hạnh phúc. Điều quan trọng nhất vẫn là tìm ra cách để làm chủ cuộc sống của mình, sống vui và hạnh phúc."


Quản Minh Hạnh

Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN