XUÂN HỘI: CÓ MỘT NGHỀ ÍT AI BIẾT ĐẾ

(Sóng trẻ) - Làng Xuân Hội (Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh) có truyền thống làm chổi hàng trăm năm nay. Từ những vật dụng đơn giản như bông chít, thân tre… với tình yêu nghề và đôi bàn tay khéo léo, người dân thôn Xuân Hội đã làm ra những chiếc chổi tre, chổi đót giản dị nhưng cần thiết trong sinh hoạt thường ngày.

Nghề cho người dân lúc nông nhàn

Bắc Ninh được xem là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống. Nói đến làng nghề ở Bắc Ninh, người ta hay nghĩ đến làng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành), gốm Phù Lãng, gỗ Đồng Kị… Có lẽ ít ai biết đến nghề làm chổi Xuân Hội đã có từ cách đây hàng trăm năm, tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân ở địa phương.

a82fc196f_1.jpg

Chổi chít xếp thành đống chờ rao đến tay người tiêu dùng.

Trong thôn hiện có hơn 700 hộ, trong đó 400 hộ sản xuất chổi với nhiều mẫu mã và chủng loại đa dạng. Nghề phụ này vừa giải quyết được việc làm những lúc nông nhàn cho người dân, tạo thêm thu nhập và góp phần cải thiện đời sống của các hộ gia đình. Do đặc tính tự phát, người dân làm những lúc nông nhàn, các hộ tự lập là chính nên chưa được quan tâm đầu tư. Vào mùa nhập hàng, nhập nguyên liệu là giai đoạn khó khăn nhất vì các gia đình phải tự quay vốn. Đặc biệt là khi vào đầu mùa, nguyên liệu đẹp, chất lượng chổi sẽ cao hơn. Nếu bị lỡ nhịp vốn là người dân phải chịu thua thiệt.

Ông Trịnh Văn Long, trưởng thôn Xuân Hội cho biết: “ Những năm gần đây Nhà nước có quyết định công nhận làng nghề truyền thống cho thôn Xuân Hội, quảng bá giới thiệu sản phẩm chổi ở đây.”

Chia sẻ của những người trong nghề

“20 năm trong nghề, làm chổi vất vả nhưng mình vẫn thích và yêu nghề, làm những lúc nông nhàn không bị phụ thuộc thời gian, lại có đồng ra đồng vào”. Đó là chia sẻ của cô Đặng Thị Chi (55 tuổi), chủ 1 cơ sở sản xuất chổi tre. Cơ sở của cô Chi chủ yếu là những người trong gia đình làm chổi cộng và thuê thêm công nhân chẻ nan. Mỗi ngày, xưởng của cô Chi xuất ra khoảng 300 chiếc chổi, có lúc lên đến 600 chiếc. Trừ cả tiền nguyên liệu và thuê người làm, gia đình kiếm thêm được khoảng từ 5 – 6 triệu đồng/ tháng. 

a82fc196f_2.jpg

Cô Mai đang mông chổi, khâu cuối cùng để cho ra 1 chiếc chổi tre hoàn chỉnh.

Nài làm chổi tre, nhiều hộ gia đình ở đây còn sản xuất chổi chít. Cô Nguyễn Thị Mai (46 tuổi) với hơn 10 năm trong nghề chia sẻ: “Hàng bán chạy nhất là dịp Tết, khi sinh viên đi học.  Còn  lại hầu như ngày nào, nhà cô cũng xuất ra nài khoảng 500 chiếc”.  Mỗi ngày gia đình cô Mai thu nhập khoảng 600 – 700 nghìn từ nghề làm chổi chít. Năm trước, có công ty vào hỗ trợ xuất khẩu nhưng gia đình chưa dám đầu tư nên sản phẩm làm ra do chồng cô đi rao cho các nhà buôn.

Chú Đặng Văn Toàn (chồng cô Mai) là người có kinh nghiệm chọn nguyên liệu làm chổi. Chú kể, mỗi lần đi phải lên rừng ở Yên Bái lấy chít làm chổi phải mất 1 ngày. Khi chở hàng về, nguyên liệu phải tuyệt đối tránh nước. Có thời điểm mưa bão, thị trường cũng bị nao núng, giá lên đột biến, chất lượng hàng không được đẹp. Đi từ sáng sớm và trở về nhà vào lúc tối khuya mang những bông chít đẹp để kịp làm sản phẩm đảm bảo tiêu thụ đầu ra. Vất vả là thế nhưng cả gia đình vẫn quây quần bên nhau làm ra những chiếc chổi bền đẹp cho người dùng.

Bà Nguyễn Thị Băng (78 tuổi) là mẹ của chú Toàn, đã gắn bó với công việc làm chổi chít được 7, 8 năm. Ngày nào bà cũng ngồi tách bông chít bó thành bó rồi quấn thành chổi. Đây là khâu đầu tiên để làm ra chiếc chổi chít. Mỗi ngày, bà bó được 300 con chít, cứ 6 con làm thành 1 chiếc chổi. Tính ra, bà làm được 50 chiếc chổi 1 ngày. Với kinh nghiệm của mình, bà cũng chia sẻ cách nhận biết chít tốt: “Chít đẹp là cây chít cao, xanh, dày dặn thì sẽ làm ra được chiếc chổi đẹp lại bền”. Làm việc thì vất vả lại bụi bặm nhưng bà vui lắm vì có nhiều người đến làm cùng trò chuyện với nhau.  Vừa kiếm thêm thu nhập cho mình lại giúp đỡ được con cái nên bà rất yêu nghề.

a82fc196f_3.jpg

Bà Băng ngồi nhặt và bó chít, công đoạn đầu tiên để làm chổi chít

Khó khăn chùn bước

Ngày nay, các chủ sản xuất chổi ở Xuân Hội đang đứng trước nhiều bài toán khó khăn. Thị trường tiêu thụ cần phải được mở rộng trong khi quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Lực lượng lao động không ổn định, sản xuất cũng mới chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ trong nước. Các mặt hàng chưa được giới thiệu, quảng bá thương hiệu ra thị trường nước nài. 

Nghề làm chổi là nghề nông nhàn không ràng buộc nên những người tham gia sản xuất chủ yếu là người dân địa phương. Họ tạo thành các tổ hợp tự do, khi làm xong công việc đồng áng của gia đình thì đến các cơ sở sản xuất trong thôn để làm kiếm thêm thu nhập. Chú Toàn chia sẻ: “ Những người làm ở đây chủ yếu ở tuổi trung niên. Còn chỉ có mùa hè, các cháu học sinh được nghỉ thì tham gia lao động. Nài ra, không có lực lượng trẻ, nghề này cũng đang có nguy cơ bị mai một vì không có nhân lực. Người trẻ họ đi làm trong các công ty, khu công nghiệp hết rồi”.

LÝ THỊ THU TRANG


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN