(Sóng trẻ) - Giữa nhịp sống sinh viên đầy thử thách, Trọng Đạt – chàng trai 21 tuổi, sinh viên năm 4 Học viện Tài chính – đang kiên cường đối mặt với những khó khăn về kinh tế. Không chỉ miệt mài trên giảng đường, mỗi khi có thời gian rảnh, Đạt lại khoác lên mình chiếc áo của hãng xe ôm công nghệ anh đang theo làm.
Trọng Đạt, chàng trai lớn lên trong gia đình nông dân, cuộc sống mùa vụ bấp bênh nên ngày đầu bước chân lên thành phố, Đạt sớm nhận ra mình phải tự lực. Từ năm nhất, anh vừa học trên giảng đường, vừa chạy xe ôm công nghệ để trang trải học phí và sinh hoạt. Ngày ngày, anh len lỏi khắp phố, vượt nắng thắng mưa, không ngơi nghỉ. Mỗi chuyến xe không chỉ giúp Đạt kiếm thêm thu nhập, mà còn là hành trình giúp anh trưởng thành, kiên định theo đuổi ước mơ còn dang dở trên ghế nhà trường.
“Ngày nào đi học cũng mang theo 2 cái áo khoác. Đến trường thì khoác đồng phục trường. Tan học chạy xe thì khoác chiếc áo màu vàng xanh của Be.” – Đạt cho biết.12 giờ trưa, người quây quần bên gia đình, người tận hưởng những cuộc vui thịnh soạn thời sinh viên, còn chàng trai 21 tuổi lựa chọn ghé vào một quán ven đường để mua tạm một ổ bánh mì ăn lót dạ. Xong xuôi, với chiếc áo xe ôm công nghệ trên người, Đạt nhanh chóng lao ra đường, vòng quanh các con phố nhộn nhịp, sẵn sàng đón khách. Khách quen của anh không ai khác chính là những người bạn cùng lớp đại học. Giờ tan tầm của bạn bè đồng trang lứa lại trở thành "giờ vàng" giúp Đạt tranh thủ kiếm nhiều cuốc xe hơn.Trong lúc đợi khách, những chiếc ghế đá như này là nơi quen thuộc giúp Đạt và những người đồng nghiệp tranh thủ nghỉ ngơi. “Nhiều anh em chạy xe còn khó khăn hơn nhiều. Sinh viên làm thêm như mình nói thẳng thì còn may mắn lắm!” - Đạt cho hay.Đạt chia sẻ: “Chạy xe ôm thì được cái tiền tươi thóc thật, hết chuyến là có tiền luôn. Nhưng mà lâu dần, tính cả xăng xe mỗi ngày, rồi khấu hao của phương tiện, thì thực lĩnh cũng chẳng được bao nhiêu. Nhiều hôm kiếm được vài trăm thì xe hỏng, vậy là đi tong cả một buổi chiều.”Vài tháng nữa là ra trường, Đạt vẫn chưa có định hướng rõ ràng cho tương lai. Cách đây nửa năm, Đạt thực tập chuyên ngành tại một công ty tư nhân nhưng nghỉ việc chỉ ít lâu sau bởi số tiền phụ cấp hằng tháng còn chưa bằng tiền chạy xe kiếm được trong 1 tuần. Cuối cùng, Đạt chấp nhận tạm dừng công việc chuyên môn để lại quay lại về với nghề tài xế, quay lại với những mông lung tương lai. Từ đầu năm đến nay, nghề xe ôm công nghệ bắt đầu bão hòa, lượng tài xế tăng lên khiến anh có thêm nhiều “đối thủ” cạnh tranh. Cách đây 3 năm, nếu chạy khoảng 5 - 6 tiếng sau giờ học thì cuối ngày anh có thể bỏ túi từ 4 - 500 nghìn đồng. Đến hiện tại, nếu chạy cùng thời gian như vậy, mức thu nhập chỉ còn là số lẻ…
Dù mệt mỏi, anh vẫn tìm thấy niềm vui trong từng hành trình. Những câu chuyện từ hành khách, những con đường quen thuộc, và cả những khoảnh khắc yên bình giữa đêm đều trở thành động lực để anh tiếp tục. Ẩn sau những khó khăn, anh luôn tin rằng nỗ lực của mình sẽ dẫn đến một tương lai tươi sáng hơn.
(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.