20 lời khuyên khi tiến hành một cuộc phỏng vấ
(Sóng trẻ)- Nhà báo cần phải chuẩn bị thật kỹ càng khi lập kế hoạch phỏng vấn. Tuy nhiên, sau những thông tin mà bạn tìm hiểu được từ trước đó, hãy cố gắng chỉ tập trung vào ba câu hỏi chính trong cuộc phỏng vấn. Bởi nếu bạn không làm rõ được ba điều bạn muốn tìm hiểu nhất từ người mà bạn đang nói chuyện, thì có thể sau đó bạn sẽ chẳng khai thác thêm được điều gì.
Cùng với đó, bạn nên cố gắng tránh nhìn vào ghi chú của mình. Thay vào đó, bạn hãy quan tâm đến những gì khách mời phỏng vấn đang nói, nếu không bạn có thể bỏ lỡ những tin tức mới mà khách mời cung cấp.
Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho những phóng viên tập sự trước khi bắt đầu một cuộc phỏng vấn.
1. Không bao giờ cung cấp trước câu hỏi cho người được phỏng vấn. Sẽ không vấn đề gì nếu bạn nói sơ qua về chủ đề phỏng vấn, nhưng nếu quá cụ thể sẽ giới hạn những gì bạn có thể hỏi trong buổi phỏng vấn. Điều này cũng có thể làm người được phỏng vấn bắt kịp với vấn đề và từ đó luyện tập trước câu trả lời.
2. Luôn đúng giờ. Không gì tồi tệ hơn việc bắt nhân vật phỏng vấn phải đợi chờ.
3. Luôn luôn kiểm tra để chắc chắn các thiết bị hoạt động bình thường và bạn có đủ pin, băng, đĩa..v.v..trước khi tới địa điểm phỏng vấn.
4. Cư xử tôn trọng với nhân vật phỏng vấn. Một lời chào ấm áp nhưng không quá nhiệt tình là một khởi đầu tốt cho cuộc trò chuyện. Khách mời của cuộc phỏng vấn luôn xứng đáng nhận được sự tôn trọng cho dù họ là một quan chức hay là một người đàn ông hoặc một người phụ nữ bình thường trên đường.
5. Nắm sự kiểm soát về địa điểm phỏng vấn. Đây là cuộc phỏng vấn mà bạn thực hiện. Bạn cần lựa chọn địa điểm phỏng vấn là một nơi không quá nhiều tiếng ồn và sự phiền nhiễu.
6. Bạn không phải là trung tâm của sự chú ý. Bạn đến đó để khai thác quan điểm của nhân vật phỏng vấn, chứ không phải đưa ra ý kiến chủ quan của mình.Hãy tìm hiểu những thông tin mà bạn cần, nhưng không vì vậy mà cố nhồi nhét tất cả vào câu hỏi.
7. Hãy tìm hiểu những thông tin mà bạn cần, nhưng đừng cố nhồi nhét tất cả vào các câu hỏi. Trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, nhà báo cần đặt mình vào vị trí của một khán giả đang theo dõi cuộc trò chuyện. Và suy nghĩ xem nếu họ ở đây, họ sẽ yêu cầu những gì trong cuộc phỏng vấn?
8. Những câu hỏi quan trọng nhất cần đưa ra đầu tiên. Khách mời phỏng càng chịu áp lực thì họ càng có ít thời gian hơn và nhiều khả năng là họ sẽ dừng cuộc phỏng vấn giữa chừng
9. Phỏng vấn là một cuộc trò chuyện chứ không phải là cuộc đối chất. Đừng khiến người được phỏng vấn trở nên ngốc nghếch
10. Cố gắng tránh nhìn vào những ghi chú chuẩn bị trước đó. Nếu chỉ chăm chăm vào tờ ghi chú, người được phỏng vấn có thể sẽ bị mất tập trung. Và cùng một lúc, sẽ rất khó để bạn vừa đọc và vừa lắng nghe.
11. Duy trì giao tiếp bằng ánh mắt suốt thời gian phỏng vấn. Luôn kiểm soát ngôn ngữ cơ thể. Nếu bạn gật đầu, người được phỏng vấn có thể hiểu rằng bạn đồng ý với những quan điểm của họ mà không cần giải thích gì thêm. Khi đó, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội để tìm hiểu thông tin thêm. Nếu bạn lắc đầu, hoặc giật mình với một khuôn mặt biểu hiện sự ngạc nhiên, bạn có thể khiến người được phỏng vấn dừng việc chia sẻ lại. Như vậy có thể bạn sẽ vô tình thể hiện họ thấy rằng bạn thấy quan điểm của họ làm bạn khó chịu và vì vậy họ có nhiều khả năng sẽ không nói thêm nhiều hơn nữa.
12. Cố gắng đưa ra nhiều nhất là từ 3 đến 4 câu hỏi. Nếu bạn không tìm thấy điều mình muốn ở người được phỏng vấn trong ba hoặc bốn câu hỏi, thì bạn sẽ cần thay đổi câu hỏi của mình.
13. Luôn ghi nhớ 6 câu hỏi cơ bản: Ai? Chuyện gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? và Tại sao?
14. Câu hỏi ngắn tốt hơn câu hỏi dài. Cùng một lúc, đừng hỏi nhiều hơn một câu, kết hợp nhiều câu hỏi dễ khiến người phỏng vấn trả lời một lượt liên tục nhưng không có sự liên kết về mặt nội dung. Nên đi thẳng vào chủ đề nhưng đừng quá khiếm nhã.
15. Hãy chắc chắn về những thông tin mà bạn sẽ trao đổi. Không có gì tồi tệ hơn khi bị người được phỏng vấn chỉ ra rằng bạn đã sai trong khi cuộc phỏng vấn đang được thực hiện trực tiếp
16. Thật sự lắng nghe. Khách mời rất có thể mượn cuộc phỏng vấn để bày tỏ điều gì đó quan trọng mà bạn không ngờ tới.
17. Nếu nhân vật được phỏng vấn không hài lòng với cách họ trả lời một câu hỏi nào đó, thì không nên cố bắt họ trả lời một lần nữa. Trừ khi câu trả lời đó sai sự thật hoặc là có nguy cơ gây ra sự nhầm lẫn nghiêm trọng.
18. Vào cuối cuộc cuộc phỏng vấn, dù cho việc phỏng vấn đã diễn ra khó khăn ra sao cũng đừng quên nói lời cảm ơn tới khách mời đã tham gia.
19. Trước khi khách mời rời đi, luôn kiểm tra lại xem cuộc phỏng vấn đã được ghi âm chưa. Rất khó để thực hiện lại cuộc phỏng vấn 1 lần nữa nếu đó là vì sự cố kỹ thuật.
20. Khi thực hiện việc biên tập, cần lưu ý không đưa câu trả lời ra khỏi bối cảnh của cuộc phỏng vấn, như vậy là thiếu trung thực
Hà Thương (Đa phương tiện k33)
(Theo mediahelpingmedia.org)
Cùng chuyên mục
Bình luận