20 tuổi lấy bằng đại học: Nên đổi mới hay không?
(Sóng Trẻ) - Ngành giáo dục đang “nợ” xã hội một công cuộc cải cách giáo dục toàn diện. Việc TS Lê Trường Tùng đề xuất thay đổi cấu trúc giáo dục chắp vá “1421” thành kiểu cấu trúc “1111” như một luồng gió mới thổi vào nền giáo dục Việt Nam.
Giáo dục cần sự lột xác
Hàng loạt những bất cập trong nền giáo dục Việt Nam vẫn đã và đang tồn tại. Ngành giáo dục vẫn còn “quyến luyến” chưa dám bỏ cái cũ kỹ đi để tạo một hướng đi mới và đúng đắn cho nền giáo dục nước nhà.
Trong hội thảo “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong môi trường công nghệ thông tin” diễn ra vào ngày 11/8 tại Hà Nội, hầu hết các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành đều không đồng tình với nền giáo dục hiện tại. Đã có nhiều quan điểm, kiến nghị về các phương pháp đổi mới căn bản, toàn diện cho nền giáo dục Việt Nam.
Trong đó, bài phát biểu của TS Lê Trường Tùng (Hiệu trưởng trường đại học FPT) đã thu hút sự chú ý của nhiều người tham dự. Với quan điểm giáo dục Việt Nam đang có cấu trúc chắp vá, tiến sĩ đề xuất rằng học sinh nên có bằng phổ thông ở tuổi 15, còn bậc THPT hiện nay được thay bằng 2 năm “dự bị đại học”.
Khảo sát độ tuổi có thể nhận bằng đại học (nguồn: VnExpress)
Tương ứng với đề xuất này, ông Tùng cho rằng cần thay kiến trúc “1111″ cho kiểu kiến trúc “1421″. Nghĩa là thay mô hình “1421” gồm một hệ tiểu học, bốn hệ trung học, hai hệ cao đẳng và một hệ đại học bằng mô hình “1111” với một cấp tiểu học với thời gian là 5 năm, một cấp trung học với thời gian 4 năm, một hệ cao đẳng với thời gian học 3 năm (không phân biệt 2 hệ cao đẳng nghề và cao đẳng “không nghề”), một đại học với thời gian học 3-4 năm thay cho 4-5 năm hiện nay. Với cấu trúc này, người từ 15 – 20 tuổi đã có thể có bằng cấp tương ứng từ phổ thông đến đại học.
Phản đối hay đồng tình?
Sau khi đăng tải ý kiến cải cách giáo dục của TS Lê Trường Tùng, báo VnExpress đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả. Theo khảo sát thăm dò ý kiến bạn đọc về độ tuổi có thể nhận bằng đại học trên báo VnE, trong tổng số 4654 phiếu thì có tới 2720 phiếu (chiếm 58,6 %) muốn lấy bằng đại học ở độ tuổi 20.
TS Lê Trường Tùng (nguồn: internet)
Có rất nhiều ý kiến đồng tình với sự thay đổi trên. Đa số mọi người đều cho rằng cấu trúc này phù hợp với nền hội nhập quốc tế, tương thích với nhiều quốc gia và tạo điều kiện cho nhu cầu du học của các bạn trẻ. Cải cách trên cũng tạo thuận lợi trong việc sử dụng tài nguyên học tập quốc tế và trao đổi quốc tế.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi 20 công dân đã có thể ý thức được hành động của mình. Tốt nghiệp THPT ở độ tuổi 15, các bạn trẻ có thể có thể tự định hướng nghề nghiệp sớm, bớt mất thời gian, tiền của và công sức. Điều này giải quyết phần nào tâm lý đổ xô vào cánh cổng đại học, giúp liên thông các cấp trong nước một cách mềm dẻo, dễ dàng. Mô hình mới này cũng rút ngắn thời gian, giảm chi phí đào tạo, nhanh cung cấp một nguồn nhân lực trẻ dồi dào cho xã hội.
Bạn Nguyễn Vân (sinh viên năm thứ hai, Học viện Ngân hàng) chia sẻ: “Mình thấy đây là một ý kiến hay. Bởi nền giáo dục ở Việt Nam còn quá nhiều hình thức chồng chéo và nặng về lý thuyết. Cần thay đổi giáo dục thì nhận thức mới có thể thay đổi, thanh niên càng sớm vào hòa nhập với xã hội thì các kỹ năng mới sớm hoàn thiện để có thể hội nhập dễ dàng”.
Tuy nhiên, đề xuất trên cũng vấp phải nhiều ý kiến không đồng tình của các độc giả. Nhiều người cho rằng, lấy tấm bằng đại học ở tuổi 20 còn quá sớm. Tuổi trẻ có thể nhạy bén, năng động và nắm bắt tri thức nhanh nhưng vẫn chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm, suy nghĩ bồng bột và thiếu sự chín chắn.
Thêm nữa, Việt Nam là một nước đang phát triển nên chỉ số phát triển của con người khác với các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Australia… Tuy cấu trúc này phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế nhưng lại xa rời thực tế, không phù hợp với nước nhà.
Bạn Trần Ngọc Danh (một độc giả Vnxpress) bày tỏ quan điểm: “Theo tôi thì tuổi 20 có thể lấy bằng đại học nhưng không phải tất cả. Nghĩa là ở thành phố, các bạn trẻ được học trong môi trường tốt, kinh tế phát triển và nhiều thứ thuận lợi nên có thể đáp ứng. Nhưng ngược lại, ở nông thôn, nhiều bạn ở vào độ tuổi đó vẫn còn quá non nớt, chưa phát triển đầy đủ. Tuổi tốt nghiệp đại học suy cho cùng phải đồng đều theo số đông, nghĩa là nó phù hợp cho cả nước”.
Tạm kết
Việc rút ngắn thời gian giáo dục với những điều chỉnh hợp lý sẽ là điều kiện để tìm kiếm và thúc đẩy những “ước mơ của các em học sinh sớm nhất có thể”, vì đó là “những hạt giống cho xã hội mới”. Tuy nhiên, tốt nghiệp quá sớm, không ít cử nhân chưa đủ chín chắn, tâm lý chưa vững vàng dẫn đến dễ choáng váng, vấp ngã khi bước vào đời. Là một trí thức trẻ, ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
Nhóm tác giả
Hà Anh, Hà Trang, Hồng Thúy, Nguyễn Phương
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Giáo dục cần sự lột xác
Hàng loạt những bất cập trong nền giáo dục Việt Nam vẫn đã và đang tồn tại. Ngành giáo dục vẫn còn “quyến luyến” chưa dám bỏ cái cũ kỹ đi để tạo một hướng đi mới và đúng đắn cho nền giáo dục nước nhà.
Trong hội thảo “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong môi trường công nghệ thông tin” diễn ra vào ngày 11/8 tại Hà Nội, hầu hết các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành đều không đồng tình với nền giáo dục hiện tại. Đã có nhiều quan điểm, kiến nghị về các phương pháp đổi mới căn bản, toàn diện cho nền giáo dục Việt Nam.
Trong đó, bài phát biểu của TS Lê Trường Tùng (Hiệu trưởng trường đại học FPT) đã thu hút sự chú ý của nhiều người tham dự. Với quan điểm giáo dục Việt Nam đang có cấu trúc chắp vá, tiến sĩ đề xuất rằng học sinh nên có bằng phổ thông ở tuổi 15, còn bậc THPT hiện nay được thay bằng 2 năm “dự bị đại học”.
Khảo sát độ tuổi có thể nhận bằng đại học (nguồn: VnExpress)
Tương ứng với đề xuất này, ông Tùng cho rằng cần thay kiến trúc “1111″ cho kiểu kiến trúc “1421″. Nghĩa là thay mô hình “1421” gồm một hệ tiểu học, bốn hệ trung học, hai hệ cao đẳng và một hệ đại học bằng mô hình “1111” với một cấp tiểu học với thời gian là 5 năm, một cấp trung học với thời gian 4 năm, một hệ cao đẳng với thời gian học 3 năm (không phân biệt 2 hệ cao đẳng nghề và cao đẳng “không nghề”), một đại học với thời gian học 3-4 năm thay cho 4-5 năm hiện nay. Với cấu trúc này, người từ 15 – 20 tuổi đã có thể có bằng cấp tương ứng từ phổ thông đến đại học.
Phản đối hay đồng tình?
Sau khi đăng tải ý kiến cải cách giáo dục của TS Lê Trường Tùng, báo VnExpress đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả. Theo khảo sát thăm dò ý kiến bạn đọc về độ tuổi có thể nhận bằng đại học trên báo VnE, trong tổng số 4654 phiếu thì có tới 2720 phiếu (chiếm 58,6 %) muốn lấy bằng đại học ở độ tuổi 20.
TS Lê Trường Tùng (nguồn: internet)
Có rất nhiều ý kiến đồng tình với sự thay đổi trên. Đa số mọi người đều cho rằng cấu trúc này phù hợp với nền hội nhập quốc tế, tương thích với nhiều quốc gia và tạo điều kiện cho nhu cầu du học của các bạn trẻ. Cải cách trên cũng tạo thuận lợi trong việc sử dụng tài nguyên học tập quốc tế và trao đổi quốc tế.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi 20 công dân đã có thể ý thức được hành động của mình. Tốt nghiệp THPT ở độ tuổi 15, các bạn trẻ có thể có thể tự định hướng nghề nghiệp sớm, bớt mất thời gian, tiền của và công sức. Điều này giải quyết phần nào tâm lý đổ xô vào cánh cổng đại học, giúp liên thông các cấp trong nước một cách mềm dẻo, dễ dàng. Mô hình mới này cũng rút ngắn thời gian, giảm chi phí đào tạo, nhanh cung cấp một nguồn nhân lực trẻ dồi dào cho xã hội.
Bạn Nguyễn Vân (sinh viên năm thứ hai, Học viện Ngân hàng) chia sẻ: “Mình thấy đây là một ý kiến hay. Bởi nền giáo dục ở Việt Nam còn quá nhiều hình thức chồng chéo và nặng về lý thuyết. Cần thay đổi giáo dục thì nhận thức mới có thể thay đổi, thanh niên càng sớm vào hòa nhập với xã hội thì các kỹ năng mới sớm hoàn thiện để có thể hội nhập dễ dàng”.
Tuy nhiên, đề xuất trên cũng vấp phải nhiều ý kiến không đồng tình của các độc giả. Nhiều người cho rằng, lấy tấm bằng đại học ở tuổi 20 còn quá sớm. Tuổi trẻ có thể nhạy bén, năng động và nắm bắt tri thức nhanh nhưng vẫn chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm, suy nghĩ bồng bột và thiếu sự chín chắn.
Thêm nữa, Việt Nam là một nước đang phát triển nên chỉ số phát triển của con người khác với các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Australia… Tuy cấu trúc này phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế nhưng lại xa rời thực tế, không phù hợp với nước nhà.
Bạn Trần Ngọc Danh (một độc giả Vnxpress) bày tỏ quan điểm: “Theo tôi thì tuổi 20 có thể lấy bằng đại học nhưng không phải tất cả. Nghĩa là ở thành phố, các bạn trẻ được học trong môi trường tốt, kinh tế phát triển và nhiều thứ thuận lợi nên có thể đáp ứng. Nhưng ngược lại, ở nông thôn, nhiều bạn ở vào độ tuổi đó vẫn còn quá non nớt, chưa phát triển đầy đủ. Tuổi tốt nghiệp đại học suy cho cùng phải đồng đều theo số đông, nghĩa là nó phù hợp cho cả nước”.
Tạm kết
Việc rút ngắn thời gian giáo dục với những điều chỉnh hợp lý sẽ là điều kiện để tìm kiếm và thúc đẩy những “ước mơ của các em học sinh sớm nhất có thể”, vì đó là “những hạt giống cho xã hội mới”. Tuy nhiên, tốt nghiệp quá sớm, không ít cử nhân chưa đủ chín chắn, tâm lý chưa vững vàng dẫn đến dễ choáng váng, vấp ngã khi bước vào đời. Là một trí thức trẻ, ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
Nhóm tác giả
Hà Anh, Hà Trang, Hồng Thúy, Nguyễn Phương
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận