8 tác phẩm làm nên chiều sâu ký ức - hiện tại trong triển lãm "Cái nhìn của người phụ nữ"

(Sóng trẻ) - 8 người phụ nữ – 8 gương mặt nghệ sĩ, 8 nhà nghệ thuật tài ba và đầy tâm huyết  đã gửi gắm cái nhìn của mình vào những tác phẩm nghệ thuật đa diện được trưng bày trong cuộc triển lãm “Cái nhìn của người phụ nữ” diễn ra tại viện ethe Việt Nam (56 – 58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội).

Triển lãm "Cái nhìn của người phụ nữ" khai mạc từ ngày 7/3, được tổ chức nhằm tôn vinh phụ nữ nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Triển lãm giới thiệu 8 cách nhìn khác nhau của 8 nữ nghệ sỹ  được phản ánh qua 8 tác phẩm nghệ thuật độc đáo, bao chứa chiều sâu của những ngẫm ngợi, nghĩ suy về cuộc sống, về con người.

"Áo giáp" - trải nghiệm tạo nên từ mảnh ghép vùng miền

Tác phẩm "Áo giáp" của nữ nghệ sĩ Phi Phi Oanh gây ấn tượng với người xem bởi chất liệu sơn mài và cách tạo hình độc đáo. Với chiếc áo giáp phụ nữ được lắp dưới khuôn mặt ẩn sau chiếc mũ, tác phẩm gửi gắm đến người xem một thông điệp: Mỗi miền đất chúng ta đi qua, mỗi nền văn hóa chúng ta trải nghiệm, mỗi thời đại lịch sử chúng ta sống, làm nên con người chúng ta.

46f2132c0_693994.jpg

"Áo giáp" (nguồn: tuoitre.vn)

"Phong cảnh bồng bềnh trôi" - bản đồ khám phá miền đất cũ

Bản đồ là hành trang cho những con người có nhu cầu khám phá miền đất mới. Nhưng bản đồ của Vũ Kim Thư lại là tấm bản đồ dẫn lối về kí ức, đúng như lời chia sẻ của cô: "“Tôi muốn tạo ra một bản đồ của riêng mình dựa trên những kí ức mình nhớ lại từ thực tế”. Tác phẩm tìm lại vẻ đẹp của làng Minu (Nhật Bản) một thời - nơi Kim Thư đã từng sống trong 3 tháng. Tác phẩm của nghệ sĩ Kim Thư là sự cộng hưởng của những nét vẽ nhỏ tạo sự sắc nét trên giấy Washi với một sự xếp đặt độc đáo tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều. Chính cấu trúc không gian này đã mang lại cho tác phẩm diện mạo của sự đan xen giữa hư và thực, giữa kí ức và hiện tại. Và cấu trúc độc đáo này cũng có thể tạo cho người xem cảm nhận mới lạ về những ngôi nhà “bồng bềnh trôi”, đúng như tên ̣i của tác phẩm.

Nếu đây là tấm bản đồ dẫn về kí ức, thì nó cũng sẽ là tấm bản đồ đưa con người đi khám phá miền đất cũ. Một sự khám phá lại, nhưng không bao giờ mất đi nét mới, nét thú vị, có thể là bởi nó đã trải qua sự sàng lọc của cảm nhận và tâm trí  người phụ nữ qua thời gian.

160a75098_anh2_1.jpg

160a75098_anh3.jpg.jpg

"Phong cảnh bồng bềnh trôi"

"Ẩn dụ" - những mảnh phim ký ức

Tác phẩm của Trâm Kha mang đến nhiều tầng ý nghĩa. Đây là hàng trăm tấm phim nhỏ nhiều hình dáng được kêt nôi với nhau tạo nên một “tấm chăn kí ức”, hay tạo nên một thước phim đang chạy tái hiện lại hình ảnh của quá khứ? Câu trả lời nằm ở cảm nhận của mỗi người thưởng thức. Nhưng Trâm Kha cũng đã mang đến cho người xem suy nghĩ về sự đa dạng, đa hình của kí ức, về sự kết nối dù lỏng lẻo hay chặt chẽ của những mảnh kí ức trong tâm trí con người.

160a75098_anh4.jpg

160a75098_anh5_1.jpg

"Ẩn dụ"

"Những thực khách" - muôn mặt của cuộc đời

Với chất liệu bằng đồng, Đinh Thị Chinh Lê tạo nên 12 “ thực khách” với đủ mọi diện mạo, đủ mọi cách biểu cảm: trầm tư, nghiêm nghị, hân hoan, buồn bã….Mỗi “thực khách” trong tác phẩm của nữ nghệ sĩ này là sự phản chiếu một hương vị của cuộc đời. Và mỗi “thực khách” lại hiện diện dưới hình dạng một con vật: mèo, chó, gà, trâu….gần gũi với cuộc sống con người. Điều này có thể đưa người xem về một thời tuổi thơ – thời mà mỗi người đều “biết chạy về hướng có tiếng gà cục tác, ôm lấy quả trứng có sắc màu mong manh” (Nguyễn Thị Chinh Lê).Từ tác phẩm này, nữ nghệ sĩ muốn thể hiện cái nhìn, cái cảm cuộc đời từ nhiều ́c độ, nhiều hương vị: vui có, buồn có, chán nản có, hân hoan có…

160a75098_anh6_1.jpg

46f2132c0_anh7.jpg

46f2132c0_anh8.jpg

"Những thực khách"

"Bên nhau" - khi giữa chúng ta luôn có sự kết nối

Nữ nghệ sĩ mang gốc gác dân tộc Mường- Đinh Thị Thắm Poong đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc qua tác phẩm sơn mài với tên ̣i “Bên nhau”. Trong tác phẩm, Đinh Thị Thắm Poong bộc lộ một quan điểm “Mỗi chúng ta đều có mối liên kết với bạn đồng hành là tình bạn, là tình yêu, cả những người bạn không hiện hữu bên cạnh ta nữa…Có lúc tôi đã nghĩ người đồng hành của chúng ta như tấm gương soi đặc biệt”.

Nhìn vào người khác, ta thấy chính mình, không phải vì họ giống ta, mà bởi những suy nghĩ của ta dành cho họ phản ánh chính con người chúng ta ; khi họ đã gặp ta, sẽ có một sợi dây kết nối được tạo nên giữa ta và họ, có thể là sự kết nối vô hình, có thể là sự kết nối hữu hình, nhưng chắc chắn :luôn luôn có sự kết nối, đó có thể là một phần suy nghĩ Đinh Thị Thắm Poong muốn gửi gắm qua tác phẩm sơn mài này.

46f2132c0_anh_9.jpg

"Bên nhau"

"Bên trong chúng ta" - hai mặt của "phái yếu"

Nguyễn Thị Châu Giang mang đến triển lãm một bức tranh lụa hai mặt gắn với những suy nghĩ về sự khó khăn trong việc cân bằng vai trò gia đình và vai trò xã hội của người phụ nữ hiện đại, về hai thái cực tốt xấu hiện hữu trong sức mạnh và năng lực của người phụ nữ nay. Nữ nghệ sĩ cũng bày tỏ quan điểm: cuộc sống của người phụ nữ hiện đại “luôn là sự đấu tranh”.

46f2132c0_anh10.jpg

"Bên trong chúng ta"

"Hãy giữ những giấc mơ như đĩa sứ trong tay bạn" - sản phẩm của ước mơ quay về

Martia Nurmi đã đến thăm làng nghề Bát Tràng cách đây 17 năm. Vì yêu thích làng nghề này nên trong chuyến đi quay lại Hà Nội lần này, nhà giả kim người Phần Lan đã tìm hiểu kĩ hơn về làng nghề Bát Tràng và quyết định làm một chiếc bình gốm có kích thước to như một người thật, cao gần 2m để dự thi triển lãm. Bà đã sáng tạo trên chiếc bình vô số hình ảnh ẩn dụ: nhà dựng bằng nước mắt, những bông hồng lớn, những con thằn lằn, rắn, khỉ,…tất cả bắt nguồn từ mong muốn mà bà bày tỏ: “Tôi sẽ vẽ trên chiếc lọ lịch sử về nghệ thuật của tôi giống như cuộc đời vẽ lại lịch sử của nó trên khuôn mặt và cơ thể chúng ta vậy”.

ddd3c024b_anh11.jpg

ddd3c024b_anh12.jpg

"Hãy giữ những giấc mơ như đĩa sứ trong tay bạn"

Tất cả những tác phẩm của các tác giả trên đều là những tác phẩm “tĩnh”, riêng Trinh Thi đã mang đến triễn lãm một sản phẩm”động”, đó là một đoạn phim ngắn với tiêu đề “Hãy ca tụng những phụ nữ nổi tiếng”. Nhân vật mà Trinh Thi hướng đến là những người lao động nữ. Một cô gái trẻ làm phát thanh viên truyền hình, một người phụ nữ làm công việc kéo sợi với chiếc máy đã lỗi thời, một người đàn bà đã lớn tuổi làm công việc uốn những thanh sắt khô cứng, một cô gái trẻ gác tàu chờ đợi những chuyến tàu đi qua. Không thấy một khuôn mặt rạng rỡ, chúng ta có thể thấy buồn thay cho họ, nhưng chúng ta có quyền vui và tự hào: vì chúng ta có những người phụ nữ không bỏ cuộc, không hờ hững với công việc.

Triển lãm “Cái nhìn của người phụ nữ” mang đến cho người xem những cảm nhận đa chiều về cuộc sống, về con người thông qua những tác phẩm độc đáo, mang nhiều tầng ý nghĩa. Triển lãm sẽ còn kéo dài cho tới ngày 23/3.

Bùi Ngọc Hà
Lớp Báo mạng Điện tử K33



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN