Loài muỗi và câu chuyện toàn cầu hóa

(Sóng trẻ) – Có gì liên hệ giữa toàn cầu hóa – một tiến trình làm thay đổi không gian kinh tế, xã hội và và tinh thần của loài người với muỗi? Có hay không hiện thực rằng toàn cầu hóa đang tiếp tay cho sự phát triển của loài muỗi, tiếp tay cho những tên sát thủ hàng loạt này? Đây chính là chủ đề của tọa đàm ra mắt sách Địa chính trị của loài muỗi – Khái lược về toàn cầu hóa Erik Orsenna và Isabelle de Saint Aubin.

Sự kiện diễn ra vào tối ngày 5/11, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội với sự tham gia của các diễn giả: GS.TS Dương Văn Quảng, Giám đốc Học viện Nại giao, Bà Trần Thị Phương Thảo, dịch giả cuốn sách, anh Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Truyền thông, Công ty Văn hóa Và Truyền thông Nhã Nam.

88bd3ef04_75552810_570382597063825_6941298678032236544_n.jpg

Diễn giả tham dự tọa đàm

Cuốn sách là ghi chép của tác giả Erik Orsenna về hành trình đầy nguy hiểm đến xứ sở muỗi, để đi tìm câu trả lời về “những kẻ giết người hàng loạt”, sinh sản điên cuồng, có mặt ở mọi nơi, thích nghi với mọi thứ, một giống loài dường như không thể kiểm soát được.

Từ 250 triệu năm trước, muỗi đã có mặt trên Trái đất, vậy nhưng vòng đời trung bình của một con muỗi chỉ là 30 ngày. Muỗi có khoảng 3564 loài và có mặt trên khắp các châu lục. Và chúng giết người vô tội vạ: 750 000 người mỗi năm.

Không chỉ là những câu chuyện xoay quanh loài muỗi, tác giả đã lồng ghép một cách tài tình câu chuyện về những đường biên giới bị xóa nhòa, về những đột biến không ngừng, về những cuộc chiến đấu để sinh tồn. Và đặc biệt hơn cả là câu chuyện tay ba giữa muỗi, ký sinh trùng và con mồi (chính là con người).

88bd3ef04_14061814lpw14062719articlejpg_5109537_660x281.jpg

Tác giả cuốn sách Erik Orsenna

Câu chuyện của loài muỗi trong bối cảnh toàn cầu hóa được Erik Orsenna kể lại một cách hài hước và vô cùng chi tiết khiến độc giả vừa sợ hãi trước những căn bệnh do loài vật bé nhỏ này lây truyền, vừa thán phục trước khả năng thích ứng thông minh tuyệt vời của chúng để sinh tồn.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Quảng, tác giả là một nhà chính trị, một trợ lý cấp cao tại Bộ Nại giao và điểm độc đáo của cuốn sách là ông không nhìn vấn đề dưới góc độ y tế, sinh học và y sinh mà dưới con mắt chính trị, sử dụng kiến thức côn trùng một cách hiệu quả để phân tích về toàn cầu hóa và địa chính trị quốc tế.

“Đây là một cuốn sách tự sự của một nhà chính trị viết về loài muỗi để cảnh tỉnh chúng ta về toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa nó giống như muỗi, có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Cuốn sách tạo nên trục liên tưởng về mối quan hệ giữa muỗi, giữa địa chính trị và toàn cầu hóa”, ông chia sẻ thêm

Dịch giả Phương Thảo cho biết : “Trong lúc dịch thuật, tôi lần theo bước chân của ông, lan man lan man đi từ chỗ này sang chỗ kia, làm cho tôi sống lại những kỉ niệm về những vùng đất ở châu Âu, châu Phi mà tôi đặt chân tới và những cảm xúc bất chợt ùa về”

88bd3ef04_220804_10157681546354085_3109419884077907968_n.jpg

Trang bìa cuốn sách gây thu hút với nhan đề thú vị và gợi nhiều tò mò

“Một cuốn sách xuất sắc mà khi đọc xong chúng ta sẽ biết thêm những kiến thức mới mẻ về các tôn giáo trên thế giới… Theo cách riêng của mình, cuốn sách hấp dẫn này có thể xem là một tác phẩm hồi tưởng có giá trị.” John Charmley, TIMES đánh giá về cuốn sách

Đôi nét về tác giả:

Erik Orsenna sinh năm 1947, là chính trị gia, tiểu thuyết gia và thành viên viện Hàn lâm Pháp. Sau khi học về triết học, khoa học chính trị và kinh tế, ông trở thành giảng viên kiêm nhà nghiên cứu rồi tiến sĩ về tài chính quốc tế và kinh tế phát triển. Năm 1981, ông làm việc tại bộ Hợp tác. Là cố vấn văn hóa cho Điện Élysée từ năm 1983 đến 1984, ông là trợ lý của Bộ trưởng trong các vấn đề liên quan đến châu Phi tại bộ Nại giao cho tới đầu những năm 1990. Năm 2000, ông được bổ nhiệm làm cố vấn Nhà nước. Ông hiện là thành viên của Hội đồng cấp cao của Cộng đồng Pháp ngữ.

Song song với sự nghiệp chính trị, ông viết rất nhiều sách trong đó tiểu thuyết L’Exposition coloniale (Triển lãm thuộc địa) giành được Giải ncourt năm 1988. Trước Địa chính trị của loài muỗi, ông đã viết ba cuốn sách khác cung cấp một cái nhìn sơ lược về toàn cầu hóa, đó là: Voyage aux pays du coton (Du hành đến xứ sở của bông vải), L’Avenir de l’eau (Tương lai của nước), Sur la route du papier (Trên hành trình của giấy).

Isabelle de Saint Aubin là tiến sĩ y khoa tim mạch.

Huy Ngọc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN