Bà giáo già và 20 năm dạy học miễn phí

(Sóng trẻ) - Có một lớp học giữa lòng Thủ đô mà học sinh trải dài từ 7 đến 28 tuổi, với trình độ từ lớp 1 đến lớp 5. Tất cả chúng đều được dẫn dắt bởi cô Nguyễn Thị Côi - nữ nhà giáo năm nay đã bước sang tuổi 75. 

Người nhận dạy những đứa trẻ không ai muốn dạy

Trước kia, cô Nguyễn Thị Côi là Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ. Năm 1994, cô nhận nhiệm vụ đi vận động những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ ở Thanh Nhàn tham gia vào lớp học miễn phí ngay tại nhà trọ của chúng. Thanh Nhàn ngày ấy vốn là địa điểm buôn bán heroin có tiếng, còn đám trẻ thì phần đông từ nại tỉnh lên Hà Nội đánh giày, bán báo, giúp việc,… hòng kiếm đồng tiền sống qua ngày. Cô bảo: “Nếu không quản lý, dạy dỗ những em này, chúng đã mất quyền học tập rồi thì sẽ lâm vào tệ nạn xã hội sớm thôi”. 

41e425f74_46782284_347669682709197_1927717438548344832_n.jpg

Sách vở các em dùng đều do một tay cô vận động quyên góp. Bàn học là hộp đánh giày, bục giảng là góc phòng trọ, còn trống trường là bước chân cô đến lớp mỗi khi phố đã lên đèn. 3 - 4 giáo viên vào dạy trước đó nhưng không thể tiếp tục, cô Côi là người duy trì lớp học cho đến gần mười năm sau, khi đời sống khu vực này đã có những cải thiện rõ rệt.

Lớp học ấy kết thúc thì những bục giảng mới lại mở ra. Lúc này, cô Côi đã nghỉ hưu được một thời gian dài nhưng vẫn tiếp tục công việc giảng dạy cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở Đê La Thành, Bạch Mai, Hai Bà Trưng,… hay thậm chí là cả bãi giữa sông Hồng.

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đến tuổi đi học, Nguyễn Thị Thanh Thủy (Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) chẳng có cả tờ giấy khai sinh để đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa. Nhưng may mắn thay, Thủy biết đến lớp học của cô Côi qua người chị họ. Cô nhận dạy miễn phí, cô giúp đỡ cả tiền mua sách vở. Cuối năm, bạn nào học khá, cô lại gửi danh sách lên quận đề nghị để bọn trẻ cũng có giấy khen và phần thưởng như học sinh trường thường. Nay đã là sinh viên của một trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhìn lại những năm tháng ấy, Thủy bảo rằng: “Lớp học của cô là bước nặt với cuộc đời tôi”.

Chung một lòng biết ơn, bà Liên (Hoàng Mai, Hà Nội) có đứa cháu bị nhiễm chất độc màu da cam. Cho cháu học xong mẫu giáo, gia đình loay hoay không biết xin học tiếp ở đâu, phần vì học phí đắt đỏ, phần vì môi trường học không phù hợp. “Lương công nhân của mẹ nó có 7 triệu một tháng mà tiền học hết 2 triệu rưỡi rồi. Trường đó lại không dạy mấy, chủ yếu giữ trẻ thôi” – bà Liên tâm sự. Thế rồi, tháng 2 năm 2016, bà được nghe kể về lớp học của cô giáo Côi: “Đưa cháu đến thì cô nhận ngay. Đến nay cháu học xong bảng chữ cái rồi. Cô tốt lắm, nhiệt tình lắm”. Sau 2 năm học, bà cảm nhận rõ sự thay đổi của đứa cháu: biết tô màu, biết viết các chữ đơn giản, cũng nan hơn và biết chăm sóc bản thân mình.

Một lớp học, 5 trình độ

Hiện nay, lớp học linh hoạt ở nhà văn hóa phường Tân Mai của cô có tầm 20 học sinh. Có tên gọi vậy bởi các em ở đây hầu hết đều gặp những vấn đề về sức khỏe hay chậm phát triển trí tuệ. Lớp có 5 trình độ khác nhau, từ lớp 1 đến lớp 5. Dạy chữ cho nhóm này xong, cô quay sang nhóm khác dạy tính, rồi lại gọi các em lên bảng chữa bài. Một buổi học vì thế chẳng mấy mà đã hết veo.

41e425f74_46936094_202576767318206_6957961665082032128_n.jpg

Học sinh chậm hiểu, chuyện cô phải giảng đi giảng lại một bài đã trở thành quen. Chưa kể, mỗi đứa lại có một vấn đề riêng. “Long hay lên con co giật, có hôm cô phải gọi cấp cứu. Việt, Duy Anh, Ly nghịch nhất lớp, ăn kẹo cao su xong bôi lên đầu bạn rồi đánh nhau. Hôm qua cô đuổi, nhưng rồi lại thương, nghĩ đuổi chúng nó thì chúng trở thành lang thang. Gia đình chúng khó khăn lắm” – cô Côi tâm sự.

Và ở đây, ngày 20/11 cũng bình thường như bao ngày khác. Cô bảo món quà lớn nhất với mình là tấm lòng của học trò. Có em học sinh đã vào miền Nam sinh sống, vẫn mấy lượt trở về Bắc tìm cô, ôm cô khóc rồi bảo nếu không có cô, em không biết chữ, em chẳng trưởng thành như bây giờ. Chiếc xe đạp cô cho, người học sinh ấy vẫn giữ gìn cẩn thận như một món đồ vô giá. Cô cũng khoe từ những lớp học miễn phí của cô, đã có 2 em đỗ vào đại học. Có lẽ, con số 2 này có thể khiêm tốn với bất kì bảng thành tích của một cơ sở giáo dục nào, trừ lớp cô Côi.

41e425f74_6866263_2146917898906518_7491199867973271552_n.jpg

75 tuổi, cô Côi vẫn miệt mài với nghiệp “đưa đò”. Mái tóc bạc quá nửa rồi nhưng cô vẫn rất say mê: “Khỏe ngày nào, cô còn dạy ngày đó”.

Hải Nguyễn

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN