Bông hồng cài áo gọi mùa Vu La

(Sóng Trẻ) - Chữ “hiếu” từ bao đời nay đã trở thành một chuẩn mực thiêng liêng để mỗi người con biết tự răn mình và thể hiện tình cảm với cha mẹ. Sắp tới lễ vu lan, nhớ tới sắc trắng tinh khiết của những bông hồng, chúng ta càng thấm thía hơn nỗi nhọc nhằn của cha mẹ, càng biết trân trọng hơn những phút giây có mẹ có cha bên cuộc đời mình.

Truyền thuyết kể rằng, có một vị Bồ tát là Mục Kiền Liên, sau bao năm tu luyện thành chính quả, thông thạo nhiều phép thần thông đã dùng mắt thần để tìm người mẹ đã mất của mình. Do khi còn sống, mẹ ông gây ra nhiều nghiệp ác, nên bị đày xuống chốn ngạ quỷ (quỷ đói),  chịu cảnh đói khát, khổ đau. Tận mắt chứng kiến cảnh mẹ bị đọa đầy, Mục Kiền Liên đau xót vô cùng, ông tận tay mang cơm xuống cho mẹ mình. Nhưng thật không may, bát cơm vừa đưa lên đến miệng đã hóa thành lửa đỏ. Quá đỗi xót xa và thương mẹ, Mục Kiền Liên đành phải quay về thỉnh cầu đức Phật. Phật dạy rằng dù có thần thông quảng đại đến đâu, Mục Kiền Liên cũng không đủ sức cứu được mẹ, chỉ còn một cách là nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng. Theo lời Phật, Mục Kiền Liên sửa soạn lễ cúng đúng vào ngày đó. Và bằng tấm lòng thương mẹ hết mực, ông đã giúp mẹ mình được giải thoát. Kể từ đó, ngày rằm tháng bảy hàng năm được gọi là ngày lễ Vu Lan - ngày báo hiếu với cha mẹ.

b577d701f_axe1345709779.jpg

Ở Việt Nam, lễ Vu Lan còn được gọi là Ngày của mẹ. Vào ngày này, những người có mẹ còn sống sẽ cài một bông hồng đỏ lên ngực áo, còn những ai  đã mất mẹ thì sẽ cài bông hồng trắng. Cuộc sống ngắn ngủi mà tình thương của mẹ thì dài rộng bao la, chín tháng mười ngày mẹ mang nặng đẻ đau ra ta, nuôi nấng, bao bọc, nâng đỡ từng bước chân của ta đến khi ta khôn lớn, trưởng thành. Để rồi khi những đứa con thành đạt và hạnh phúc, có bao nhiêu người có thể làm cho trọn chữ “hiếu” của mình với mẹ? Mỗi năm, khi tôi đến chùa để cầu cho cha mẹ tôi được bình an, mạnh khỏe, tôi đều cảm thấy mình thật may mắn, may mắn hơn rất nhiều người không còn cha mẹ. Và rồi tôi ngậm ngùi và xót xa khi nhìn những bông hồng trắng cài trên áo ai đó, tôi chưa biết đến cảm giác phải rời xa tình yêu thương thiêng liêng nhất trong cuộc đời mình sẽ đau đớn như thế nào. Và chính vì sợ rằng một ngày nào đó, tôi cũng sẽ như bao người kia, cũng phải nghẹn ngào gài lên áo đóa hồng trắng trong ngày Vu Lan, tôi càng thấm thía hơn tình thương và sự chăm lo lớn lao của cha mẹ. Để rồi, tôi tự dặn lòng phải trưởng thành hơn nữa, phải biết yêu thương cha mẹ mình hơn nữa, nỗ lực mỗi ngày để báo đáp công ơn cha mẹ và để cha mẹ không còn phải lo lắng cho mình nữa…

Không có một ai trên đời này có thể yêu thương ta vô điều kiện như cha mẹ, cũng không có một tình yêu nào trên đời có thể sánh được với yêu thương của mẹ của cha. Một mùa vu lan nữa lại về, cầu chúc cho những ai còn cha mẹ sẽ biết trân trọng và nâng niu tình thương vô bờ đó, đừng quên rằng mỗi chúng ta đều mang nặng chữ “hiếu” trong tim:
“Một bông hồng cho em
Một bông hồng cho anh
Và một bông hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn”
("Bông hồng cài áo" – Hòa thượng Thích Nhất Hạnh)

Phạm Việt Hồng
Lớp Truyền Hình K31 - A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật20 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật21 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN