Cận Tết Đoan Ngọ, người dân làng Phú Thượng tất bật làm cơm rượu nếp

(Sóng trẻ) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở làng Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội lại tất bật chuẩn bị xôi, cơm rượu nếp để phục vụ nhu cầu của thực khách dịp Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương, thường diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch - là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

img_5900.JPG
Từng công đoạn được làm tỉ mỉ. Ảnh: Bích Lộc

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Gạo sau khi nấu chí sẽ được rải mỏng tất cả ra mâm, để nguội rồi giã men, rây men và ủ trong lá sen từ 2-3 ngày là được. Ảnh: Bích Lộc
Gạo sau khi nấu chí sẽ được rải mỏng tất cả ra mâm, để nguội rồi giã men, rây men và ủ trong lá sen từ 2-3 ngày là được. Ảnh: Bích Lộc

Như thường lệ thì vào dịp Tết Đoan Ngọ, cơm rượu nếp lại trở thành món ăn được nhiều người săn đón bởi có thể diệt ký sinh trùng, mầm bệnh trong cơ thể. Cơm nếp nồng trộn với men cay của rượu có tác dụng loại bỏ các loài ký sinh gây hại. Chính vì vậy, vào những ngày này thì nhiều hộ gia đình ở làng Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội lại tất bật dậy sớm để nấu và ủ men cơm rượu nếp phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. 

Cơm rượu được ủ trong lá sen từ 2-3 ngày. Ảnh: Bích Lộc
Cơm rượu được ủ trong lá sen từ 2-3 ngày. Ảnh: Bích Lộc

Bà Huyền - người có kinh nghiệm làm rượu nếp nhiều năm cho biết, nguyên liệu để nấu rượu nếp rất cầu kỳ, hạt gạo phải to và đẹp.

“Làm cơm rượu nếp chủ yếu là gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp cẩm. Gạo sau khi được lựa chọn kỹ sẽ được ngâm vào trong nước từ 4-6 tiếng. Với gạo cơm nếp trắng thì đồ xôi hai lần còn gạo nếp cẩm nấu thành cơm vì hạt gạo cứng hơn. 

Sau khi nấu chín, cơm sẽ được rải mỏng tất cả ra mâm, để nguội rồi giã men, rây men và ủ trong lá sen từ 2-3 ngày là được. Thành phẩm mỗi cân gạo sẽ làm được khoảng 1,5-1,7 kg cơm rượu nếp”, bà Huyền nói.

Gạo nếp cẩm cứng hơn nên nấu thành cơm cho hạt gạo mềm. Ảnh: Bích Lộc
Gạo nếp cẩm cứng hơn nên nấu thành cơm cho hạt gạo mềm. Ảnh: Bích Lộc

Cũng theo bà Huyền, rượu nếp khi có mùi thơm, lấy tay kiểm tra thấy cơm mềm, ướt, có nước chảy xuống, cơm nhừ là mẻ đó đạt.

Tại hộ gia đình cô Cúc cũng đang đỏ lửa nấu cơm rượu nếp. “Năm nay lượng khách đặt hàng trước rất nhiều, nhà tôi phải nấu khoảng 2 tạ cơm, nhiều hơn mọi năm, do đó phải huy động cả gia đình làm hàng và làm hết công suất cả ngày”, cô Cúc nói.

Ai nấy cũng tất bật làm cơm rượu nếp. Ảnh: Bích Lộc
Ai nấy cũng tất bật làm cơm rượu nếp. Ảnh: Bích Lộc

Được biết, giá nếp cái là 50.000 – 70.000 đồng/kg, loại nếp cẩm thì đắt hơn khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN