Cẩn trọng khi đi chợ sinh viê

Để tiết kiệm chi tiêu, sự lựa chọn tối ưu của hầu hết các bạn sinh viên là mua hàng tại các khu chợ sinh viên như: chợ sinh viên Dịch Vọng, chợ nhà Xanh – Phố Phan Văn Trường, chợ Phùng Khoang, Nghĩa Tân... (Sóng Trẻ) - Để tiết kiệm chi tiêu, sự lựa chọn tối ưu của hầu hết các bạn sinh viên là mua hàng tại các khu chợ sinh viên như: chợ sinh viên Dịch Vọng, chợ nhà Xanh – Phố Phan Văn Trường, chợ Phùng Khoang, Nghĩa Tân…

Hàng hóa tại các khu chợ sinh viên rất đa dạng cả về mẫu mã lẫn chủng loại, đặc biệt là giá cả khá “mềm”. Đại đa số các chợ sinh viên đều bán hàng đúng giá và treo biển “không mặc cả”. Các bạn chỉ cần lựa chọn mẫu mã, chất liệu mà không cần mất công trả giá.

Các quầy hàng quần áo thu hút rất đông các bạn sinh viên.

Mặt hàng được bầy bán chủ yếu và phổ biến nhất vẫn là quần áo, giày dép, túi xách…. Với quần áo mua tại các quầy nhỏ thì hầu hết khách không được thử mà chỉ mua dựa vào kích cỡ thường mặc hoặc ướm thử lên người. Các cô, các chị bán hàng luôn niềm nở mời chào: “Mặc không vừa, trong 2 tuần mang đây chị đổi cho size khác, miễn là đừng cắt mác”.


Hàng hóa đa dạng, nhiều chủng loại.

Thế nhưng, sự thật đâu được như lời chị bán hàng nói. N.T. Thảo (sinh viên trường Cao Đẳng Nội vụ) phàn nàn: “Tớ mua quần bò ở chợ sinh viên Dịch Vọng nhưng không được thử nên về bị chật, hôm sau mang ra đổi thì bị mắng cho té tát: Cái quần hơn trăm bạc đổi chác thế người ta bán cho ma à.” Ngại ngùng, cô bạn đành mang quần về.

L.T. Hương, sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền bán hàng tại chợ sinh viên Dich Vọng kể: “Quầy mình lớn nên có chỗ thử đồ, khi khách thử đồ bị chật mà hàng nhà mình hết size, anh chủ kêu mình bảo khách đợi để mang quần đi đổi size nhưng thực chất là mang cắt mác size cũ đi gắn size lớn hơn vào sau đó kéo dãn cạp quần chà cạp quần lên ghế , như thế quần có thể rộng thêm ra vài cm.”

N.T. Minh (sinh viên ĐH Giao thông vận tải) ấm ức kể khi vừa ra khỏi cổng chợ Xanh: “Tớ vào dán điện thoại với giá 55 nghìn, xong họ kêu màn hình của tớ mà không dán bị xước thì phí lắm, dán thêm màn hình anh ta lấy rẻ cho. Thấy họ nhiệt tình tớ vô tư gật đầu đồng í mà quên không hỏi giá. Đến khi trả tiền, mình giật thót vì hết những 140 nghìn. Mình thắc mắc vì bình thường dán màn hình chỉ khoảng 25 đến 30 nghìn thì anh ta làm ầm lên, mọi người xúm lại tò mò. Cuối cùng cũng đành phải ấm ức móc tiền ra trả cho xong chuyện”.

Khác với những trường hợp trên, M.T.Trang (sinh viên Cao đẳng Du lịch Hà Nội) lại bị chủ hàng ép mua: “Mình đi chợ Nghĩa Tân, vào hàng giầy dép mình thấy 1 đôi khá đẹp nên thử và hỏi giá. Cô bán hàng kêu giá 260 nghìn, mình trả giá 190 nghìn nhưng cô không bán, mình đang định quay đi sang hàng khác thì giật thót khi bị cô ta nắm chặt cổ tay kéo lại quát: “Vào thử với hỏi giá xong trả giá vớ vẩn thế để đi à? Trả thêm 1-2 câu nữa rồi đi đi cô không giữ”. Mình thực sự bất ngờ, không biết làm thế nào thì cô ấy đòi thêm 2 chục nữa rồi tự dưng gói hàng dúi vào tay mình và bắt mình trả tiền. Mình sợ quá cũng đành trả tiền rồi đi để tránh phiền phức.”

Nài việc mua bán bị ép giá, ép mua… các bạn khi đi chợ sinh viên cũng nên cảnh giác với nạn móc túi, trộm cắp. Tại các khu chợ như chợ sinh viên Dịch Vọng, hệ thống loa luôn luôn phát đi những lời nhắc nhở mọi người cẩn trọng bảo vệ tài sản cá nhân, đề phòng móc túi, trộm cắp nhưng do không gian đông đúc, chật hẹp cùng sự lơ là, mất cảnh giác mà rất nhiều bạn sinh viên đã phải ngậm ngùi chịu trận.         

         

Bùi Thị Thanh Tân
Lớp Phát thanh K.30
Học viện Báo chí và Tuyên tryền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN