Cha mẹ đem con cái ra so sánh: Lợi bất cập hại

(Sóng trẻ) - Nhiều phụ huynh khi dạy con thường hay so sánh, đối chiếu với anh chị em trong nhà, bạn bè cùng lứa... với mong muốn con mình nhận ra cái hay, cái tốt của người được so sánh mà tiến bộ hơn. Họ cứ nghĩ đó là một phương thức dạy con thông minh mà không biết rằng, việc làm này tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường.

Luôn mơ về những thứ mà mình không có là xu hướng chung của mọi người. Không cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đang có. Đó là lí do khiến bố mẹ chưa hài lòng về con cái họ nên sự so sánh đầy khập khiễng xuất hiện khiến chúng bị tổn thương, tự ti về bản thân vì phải đặt lên bàn cân. 

Đa dạng kiểu so sánh

Bé Mai (16 tuổi, Sóc Sơn) từng tâm sự: "Hiền và Mai là hai cô bạn thân từ nhỏ, lực học được thầy, cô đánh giá là ngang nhau. Thế nhưng, khi lên lớp 7, do Mai học môn Thể Dục kém nên Mai chỉ được học sinh Khá trong khi đó Hiền lại đạt học sinh Giỏi. Kết quả này làm mẹ của Mai thấy buồn và thất vọng về con. Cầm cuốn sổ liên lạc trên tay về nhà, mẹ quát Mai: “Con mới cái, chỉ có mỗi việc ăn mới học mà cũng không nên hồn. Nhìn cái Hiền nó học hành kìa”.


3daea6ef8_1.jpg

Nhiều bậc cha mẹ vẫn giữ thói quen xấu là so sánh con cái với những người xung quanh

Hoa (học sinh 12, trường Yên Hòa - Cầu Giấy) cảm thấy ấm ức khi mà luôn bị so sánh với chị hàng xóm, sinh viên trường Học viện Cảnh sát. Và ba mẹ Hoa cũng muốn Hoa được như vậy nên luôn than vãn: “Con nhà người ta học thế chứ đâu như con cái nhà này”. 

Hoa bức xúc nói: "Bố mẹ chỉ biết so sánh một cách máy móc mà không hiểu, em và chị ấy có những mối quan tâm khác nhau. Sao bố mẹ không nghĩ, mỗi cá thể là duy nhất, con là duy nhất và vì thế, xin đừng so sánh con với bất kỳ một ai!". 

So sánh: Lợi bất cập hại

Khi đem con ra so sánh, rất nhiều bậc cha mẹ chỉ nghĩ đơn giản là họ đang nêu ra những tấm gương tốt để con noi gương, học theo. Song sự thật  thì sự so sánh ấy đã biến thành áp lực khiến con cái trở nên tự ti, mặc cảm thậm chí căm ghét hoặc thù hận những “tấm gương” đó. 

Mai chia sẻ: “Sự so sánh của bố mẹ đã làm cho tình bạn giữa em và Hiền trở nên xa lạ hơn. Em cứ có cảm giác rằng, chính Hiền là người làm mình bị mẹ mắng. Nếu không có cô ấy, bố mẹ sẽ vẫn cưng chiều em, vẫn tôn trọng và ngợi khen em như ngày nào”.
 
Khác với Mai, Hoa chỉ có mong muốn: “Cha mẹ có lẽ nên đặt vào vị trí của em để hiểu cho em một lần. Phải làm những điều không muốn thì cảm giác sẽ như thế nào. Em thấy giận mẹ lắm”.

3daea6ef8_2.jpg

"Xin cha mẹ đừng so sánh con với bất kỳ ai khác" là mong muốn của rất nhiều trẻ nhỏ

Các tấm gương cha mẹ dẫn ra để so sánh với con cái mình đôi khi không phải là những tấm gương hoàn hảo, hoàn toàn đáng để học tập. Việc cha mẹ thường xuyên so sánh con mình với một đối tượng mà cha mẹ cho là tấm gương đáng để con noi theo thì đó là cách làm phản giáo dục. Vì nó tạo áp lực rất lớn cho các em nhiều khi tạo cảm giác sợ học, ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Tâm lý trẻ em chỉ đang trong giai đoạn hình thành nên rất dễ bị xáo động. Nếu không khéo léo, với những hành vi so sánh vô bổ, cha mẹ có thể vẽ những vết màu đen ố lên tâm hồn trong sáng của các em. Các em sẽ cảm thấy những nỗ lực của mình không bao giờ được bố mẹ ghi nhận, họ chỉ luôn săm soi các thiếu sót của các em và luôn thích thú với những thành tích của người khác, không phải là các em. Các em sẽ thấy bố mẹ không hiểu mình hoặc không thương yêu mình, làm gia tăng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

Quá chú ý vào việc so sánh hơn kém, cha mẹ sẽ làm rấy lên lòng đó kỵ của trẻ nhỏ với những người xung quanh. Cách giáo dục đặt nặng tính thành tích, dập khuôn, máy móc này cũng làm trẻ dễ sinh tự ty, không phát huy được năng lực bản thân và đem lòng thần tượng những người không đáng.

Bên cạnh đó, việc làm này còn gây áp lực nặng nề cho trẻ, khiến trẻ dễ nổi cáu, sống thu mình và có nhiều vết sẹo trong tâm hồn.

Thay vì cách so sánh khập khiễng ấy thì mỗi bậc cha mẹ hãy tin và kì vọng, động viên vào sở trường của con, làm điểm tựa vững chắc cho sự lựa chọn của con để chúng thấy được giá trị bản thân chúng, chứ không phải bản sao của ai khác. 

Thùy Linh
Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN