Đã biết "nhảy" trước khi "nước" đế

(Sóng Trẻ) - Trước đây, sinh viên đại học nói chung, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng thường có thói quen chỉ tập trung học tập, ôn luyện khi kì thi tới gần sát. Tuy nhiên, tình trạng này đang dần được thay đổi nhờ những biện pháp tích cực từ phía nhà trường và sự trưởng thành trong nhân thức của nhiều bạn sinh viên

“Tôi lên thư viện 2 lần/ tháng. Trước đây tôi thường hay mượn truyện, nhưng giờ thì chủ yếu là mượn sách, giáo trình, thậm chí nhiều khi còn phải mượn cả luận văn, luận án đọc tại chỗ để lấy tư liệu làm tiểu luận và ôn thi” – đó là tâm sự của bạn Nguyễn Thị Quế, sinh viên lớp Lịch sử Đảng K30 khi được hỏi về việc ôn thi của bạn. Bạn là một trong số rất nhiều sinh viên, dù chưa biết lịch thi, nhưng cũng đã chủ động ôn tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

Chỉ một vài năm trước, sinh viên “lười” ôn thi, “nước đến chân mới nhảy” đã là  một hiện tượng phổ biến. Thầy Nguyễn Trí Nhiệm – Trưởng khoa Phát Thanh – Truyền hình đã từng nói: “Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập, cho mở cửa phòng học, thư viện đến 20h, 21h nhưng sinh viên lại không bao giờ tận dụng điều kiện để ôn thi”. “Bình chân như vại” trước áp lực thi cử đã trở thành một vấn nạn.


Nghệ sĩ Faivre d’ArcierViriginie

Nhưng trong 2, 3 năm trở lại đây, nhiều bạn đã có thay đổi tích cực trong tư duy, chủ động học bài và duy trì ôn tập trong suốt học kỳ để tránh bị dồn đống kiến thức, bài tập vào cuối kì. Cách học này giúp sinh viên nắm vững và khắc sâu nội dung bài học ngay từ trên lớp, tự mở rộng hiểu biết và tư duy tìm tòi vấn đề sâu sắc, mới mẻ hơn trong quá trình tự học tại nhà, tại thư viện. Bên cạnh đó các bạn cũng sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều khi bước vào kỳ thi học phần đầy cam . Vốn kiến thức sẵn có, được trau dồi thường xuyên giúp việc ôn thi chỉ mang tính chất rà soát, sắp xếp lại, nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với việc thức trắng nhiều đêm để nhồi nhét một lượng kiến thức khổng lồ.

Cô Thảo – phụ trách phòng đọc Tổng hợp của Thư viện chia sẻ: “Số lượng sinh viên lên phòng đọc đang tăng nhanh. Phần lớn sinh viên mượn sách, báo, luận văn, luận án để phục vụ cho mùa thi. Vào buổi tối (19h – 21h) vẫn có 10 – 20 sinh viên ở phòng đọc, nhiều ngày có thể có 30 sinh viên.”. Phòng đọc báo, tạp chí cũng đông kín người, một điều rất hiếm thấy trước đây, tủ để đồ không còn chỗ trống.  Số lượng sinh viên tăng cao tại thư viện cho thấy sự nghiêm túc trong việc ôn thi của các bạn trẻ. Các bạn đã biết chủ động trong việc tiếp cận kiến thức thông qua các tài liệu mà giảng viên cung cấp. Thư viện là nơi học tập lí tưởng – “thiên đường” của không ít bạn sinh viên.

Từ đầu năm học đến thời điểm hiện tại, Bạn Lương Thị Phương (Truyền hình K30 – A2) đã mượn được 75 quyển sách ở thư viện một số lượng đáng kể đối với một sinh viên năm thứ nhất. Bạn cũng tỏ ra khá lo lắng cho kỳ thi học phần sắp tới. Sự lo lắng này là một động lực bạn luôn ý thức được việc phải ôn tập từ sớm, học hành chăm chỉ để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng.

Một ý kiến khác đến từ một sinh viên năm thứ 3, Nguyễn Hữu Phú (Báo in K28) thì lại có phần ít áp lực hơn. Bạn nói: “Với sinh viên năm 3 như mình, bài tập có yêu cầu cao hơn nên nài việc nên thư viện trường, mình còn phải nên thư viện quốc gia để tìm thêm tư liệu.”  Bạn còn chia sẻ với chúng tôi: “Ở nhà thì dễ đi chơi lắm, cũng chẳng học hành gì được cho nên phải đến trường thôi.”

Sinh viên chăm học luôn nhận đuợc sự ủng hộ của các giảng viên và nhà trường. Cô Hằng – giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình – nói: “Các sinh viên bây giờ nài việc xin câu hỏi ôn tập còn hỏi các vấn đề trọng tâm để có thể xoáy sâu vào học. Các sinh viên không chỉ đơn thuần là xin mỗi đề cương nữa”.

Cô Lan Anh – giảng viên khoa Nại ngữ – tâm sự:“Khoa Nại ngữ luôn sớm lên kế hoạch ôn thi cho sinh viên bằng cách ôn tập chủ đề thi vấn đáp, ngữ pháp cũng như các đề tài.  Môn nại ngữ có đặc thù là mang tính chủ động cao, đỏi hỏi các em phải có quá trình học tập – ôn luyện. Mỗi lớp luôn có nhiều sinh viên rất chăm chỉ học hành, ôn tập ngay từ đầu kì”.

Nhà trường cũng tạo điều kiện cho sinh viên bằng cách mở rộng phòng đọc, mở cửa tất cả các ngày (trừ thứ 4 – thư viện nghỉ để sắp xếp tài liệu) để sinh viên sử dụng. Bên cạnh đó, sắp tới, có thể nhà trường sẽ cho phép sinh viên mang cả tài liệu vào trong phòng đọc, tạo không khí học tập cho sinh viên.

Sinh viên đang và sẽ luôn luôn phải chủ động trong học tập. Nhà trường, giảng viên không bao giờ làm khó cho sinh viên mà ngược lại, luôn tạo những điều kiện để sinh viên có một kì thi học phần với kết quả tốt. Vấn đề là ở chính sinh viên. Nếu biết cách học, nếu biết lo lắng để “nhảy” thì sẽ chẳng bao giờ phải lo đến “nước”.

Văn Đông – Quốc  Hoàng – Ngọc  Bích
Lớp Báo mạng Điện tử K.29
Học viện Báo chí & Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN