Chiêu kiếm tiền của các quán photo
(Sóng Trẻ) - Giữ lại bài tập của sinh viên để “bán” là “chiêu” thường thấy của những quán photo, đặc biệt là những quán photo cạnh các trường Đại học.
Copy theo đúng nghĩa
“Chị có bài tiểu luận nào về Triết học Mác Lê- nin không?
Có, em cần loại nào, cứ bật máy tính và tìm nhé. Đủ cả đấy”
Cuộc đối thoại ngắn ngủi trong một quán photo cạnh Học viện Báo chí và Tuyên truyền không khỏi làm tôi giật mình. Và không mất quá nhiều thời gian để biết, còn rất nhiều những quán photo như thế, cũng có nhiều những cô cậu sinh viên như thế nữa!
Photo giáo trình, tài liệu học tập và giấy tờ theo nhu cầu của sinh viên là những việc làm chính đáng. Thế nhưng hiện nay, một thực trạng đáng báo động, đó là chủ những của hàng photo giữ lại những bài tiểu luận, thậm chí khoá luận tốt nghiệp để bán cho những sinh viên khác có nhu cầu. Khi những sinh viên cần in bài tập của mình, nhân viên sẽ copy vào máy tính, sau đó in ra và giữ lại luôn bài tập đó. Với thâm niên trong nghề, họ biết chắc sẽ có thể dễ dàng kiếm tiền từ việc làm này.
Thực trạng nêu trên hé mở cho chúng ta thấy một thực trạng đáng buồn khác trong một bộ phận sinh viên hiện nay. Phương pháp, môi trường học tập trên giảng đường đại học khác nhiều so với khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường. Không còn là cách học “Chỉ đâu đánh đấy” mà phần lớn là sinh viên tự tìm hiểu và giảng viên là người hướng dẫn. Bài tập thường thấy là những bài tiểu luận được giao về nhà, cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu và cần nhất là sự tự giác cao từ bản thân mỗi người. Tuy nhiên, căn bệnh trầm kha trong giới sinh viên đó là việc “ trộn” bài của nhau, hay còn được gọi bằng cái tên rất phổ biến “mix”. Sinh viên “mix” bài từ chính bạn bè trong lớp, hay chỉ cần ra quán photo, mua lại bài của những sinh viên khác rồi biến tấu thành tác phẩm của mình.
Nhu cầu có phần tiêu cực này của sinh viên đã tồn tại khá lâu, và cũng chính nó đã làm nảy sinh “quái chiêu” kiếm tiến của các quán photo hiện nay. Là sản phẩm của sự sáng tạo, cho nên giá cả cũng tuỳ theo mức độ quan trọng của nó. Các bài tiểu luận giá ắt sẽ mềm hơn các bài khoá luận tốt nghiệp.
Sinh viên nói gì?
“Nó chẳng khác gì đạo văn cả” - Bạn Nguyễn Thị Hải Anh (khoa Kế toán, Đại học Tài nguyên và Môi trường) bức xúc.
“Mình thật sự ngỡ ngàng khi biết bài của mình na ná của một bạn khác trong lớp. Mình đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức tìm hiểu để có thể làm một bài tiểu luận thật tốt. Mình cũng không để ý rằng mấy hàng photo lại giữ bài và bán” - Bạn Bùi Thị Hồng Bính (Khoa lịch sử, Đại học Sư Phạm Hà Nội) nói.
Một bạn nam giấu tên cho biết: “Đôi khi mình cũng hỏi mua, nhưng mình chỉ đọc và tham khảo thôi. Không thể sao chép y nguyên được”.
Biện pháp nào cho tình trạng này?
Đây thật sự là một thực trạng đáng buồn và đáng nói. Rất khó có thể đưa ra một hình thức xử phạt thật hợp lý. Chính vì vậy, điều quan trọng vẫn là một giải pháp quen thuộc, “nói mãi” nhưng vẫn cần phải nói: đó là ý thức của mỗi sinh viên. Nếu chỉ thụ động sao chép sự sáng tạo của người khác, không chịu tìm tòi, học hỏi thì có lẽ sau vài năm ngồi trên ghế giảng đường, bạn sẽ trở thành “siêu đạo chích”. Và nếu như cái căn bệnh cố hữu “Mix” bài không còn nữa, thì chẳng có lí do gì để cái quái chiêu kiếm tiền có thể hoạt động.
Copy theo đúng nghĩa
“Chị có bài tiểu luận nào về Triết học Mác Lê- nin không?
Có, em cần loại nào, cứ bật máy tính và tìm nhé. Đủ cả đấy”
Cuộc đối thoại ngắn ngủi trong một quán photo cạnh Học viện Báo chí và Tuyên truyền không khỏi làm tôi giật mình. Và không mất quá nhiều thời gian để biết, còn rất nhiều những quán photo như thế, cũng có nhiều những cô cậu sinh viên như thế nữa!
Photo giáo trình, tài liệu học tập và giấy tờ theo nhu cầu của sinh viên là những việc làm chính đáng. Thế nhưng hiện nay, một thực trạng đáng báo động, đó là chủ những của hàng photo giữ lại những bài tiểu luận, thậm chí khoá luận tốt nghiệp để bán cho những sinh viên khác có nhu cầu. Khi những sinh viên cần in bài tập của mình, nhân viên sẽ copy vào máy tính, sau đó in ra và giữ lại luôn bài tập đó. Với thâm niên trong nghề, họ biết chắc sẽ có thể dễ dàng kiếm tiền từ việc làm này.
Thực trạng nêu trên hé mở cho chúng ta thấy một thực trạng đáng buồn khác trong một bộ phận sinh viên hiện nay. Phương pháp, môi trường học tập trên giảng đường đại học khác nhiều so với khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường. Không còn là cách học “Chỉ đâu đánh đấy” mà phần lớn là sinh viên tự tìm hiểu và giảng viên là người hướng dẫn. Bài tập thường thấy là những bài tiểu luận được giao về nhà, cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu và cần nhất là sự tự giác cao từ bản thân mỗi người. Tuy nhiên, căn bệnh trầm kha trong giới sinh viên đó là việc “ trộn” bài của nhau, hay còn được gọi bằng cái tên rất phổ biến “mix”. Sinh viên “mix” bài từ chính bạn bè trong lớp, hay chỉ cần ra quán photo, mua lại bài của những sinh viên khác rồi biến tấu thành tác phẩm của mình.
Nhu cầu có phần tiêu cực này của sinh viên đã tồn tại khá lâu, và cũng chính nó đã làm nảy sinh “quái chiêu” kiếm tiến của các quán photo hiện nay. Là sản phẩm của sự sáng tạo, cho nên giá cả cũng tuỳ theo mức độ quan trọng của nó. Các bài tiểu luận giá ắt sẽ mềm hơn các bài khoá luận tốt nghiệp.
Sinh viên nói gì?
“Nó chẳng khác gì đạo văn cả” - Bạn Nguyễn Thị Hải Anh (khoa Kế toán, Đại học Tài nguyên và Môi trường) bức xúc.
“Mình thật sự ngỡ ngàng khi biết bài của mình na ná của một bạn khác trong lớp. Mình đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức tìm hiểu để có thể làm một bài tiểu luận thật tốt. Mình cũng không để ý rằng mấy hàng photo lại giữ bài và bán” - Bạn Bùi Thị Hồng Bính (Khoa lịch sử, Đại học Sư Phạm Hà Nội) nói.
Một bạn nam giấu tên cho biết: “Đôi khi mình cũng hỏi mua, nhưng mình chỉ đọc và tham khảo thôi. Không thể sao chép y nguyên được”.
Biện pháp nào cho tình trạng này?
Đây thật sự là một thực trạng đáng buồn và đáng nói. Rất khó có thể đưa ra một hình thức xử phạt thật hợp lý. Chính vì vậy, điều quan trọng vẫn là một giải pháp quen thuộc, “nói mãi” nhưng vẫn cần phải nói: đó là ý thức của mỗi sinh viên. Nếu chỉ thụ động sao chép sự sáng tạo của người khác, không chịu tìm tòi, học hỏi thì có lẽ sau vài năm ngồi trên ghế giảng đường, bạn sẽ trở thành “siêu đạo chích”. Và nếu như cái căn bệnh cố hữu “Mix” bài không còn nữa, thì chẳng có lí do gì để cái quái chiêu kiếm tiền có thể hoạt động.
Jiny
Truyền hình K28A2
Truyền hình K28A2
Cùng chuyên mục
Bình luận