Chọn ngành – nghề học: Có cần quan tâm đến giới tính?

(Sóng trẻ) - Chọn trường, chọn ngành luôn là vấn đề nóng mỗi mùa tuyển sinh. Bên cạnh tìm ngành học tương thích với năng lực bản thân, không ít bạn trẻ ngày nay còn băn khoăn với việc chọn lựa ngành, nghề phù hợp với giới tính.

1593599997824_7d3cd3b35c1f15da26df5ece6e9d74e4.jpg
Có nên chọn ngành, nghề theo giới tính? (Ảnh: Internet)

“Đóng khung” nghề cho nữ, nghề cho nam

Chỉ còn vài ngày nữa là con gái bước vào kỳ thi THPTQG, cô Phan Thị Ngọc (Hà Nội) không khỏi lo lắng bởi đây là kỳ thi quan trọng, mang tính quyết định đối với mỗi học sinh. Dù con mong muốn học ngành kinh tế, song cô Ngọc vẫn định hướng theo ngành sư phạm: “Con muốn được theo học kinh tế nhưng tôi cho rằng ngành đó không phù hợp với con gái, nhiều khi đó chỉ là những mong muốn nhất thời của tụi nhỏ. Tôi mong muốn và luôn động viên con sẽ theo học ngành sư phạm vì sau này công việc ổn định, không vất vả”.

Về lý thuyết, rất ít ngành nghề có quy định cụ thể về giới tính sinh viên, học viên. Thế nhưng, trên giảng đường vẫn xảy ra tình trạng mất cân bằng giới: các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật thiếu vắng nữ sinh; nghề sư phạm, ngôn ngữ hiếm bóng nam sinh. Một thống kê năm 2018 của Đại học Quốc gia TP.HCM cho thấy Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn chỉ có 19,3% nam sinh trong khi nữ SV chiếm tới 80,7%; hay Trường ĐH Bách khoa có tới 81% nam và chỉ 19% nữ.

12-skypepicture20200929t120841177z-16013883514191882555111.jpg
Các ngành sư phạm tập trung phần lớn sinh viên nữ, trong khi số lượng nam sinh chỉ chiếm một phần nhỏ (Ảnh: Internet)

Trong quan điểm của phần lớn người, nữ giới thường bị coi là những cá nhân “chân yếu tay mềm”, thích hợp với công việc văn phòng, kém tư duy logic và toán học so với đàn ông. Ở hướng ngược lại, nhiều phụ huynh không muốn con trai theo những ngành nhẹ nhàng như sư phạm, nghệ thuật bởi cho rằng đàn ông thường không khéo léo, và việc theo những ngành nghề nhẹ nhàng sẽ làm mất vẻ nam tính, mạnh mẽ.

Em Nguyễn Ngọc Hà (2004) chia sẻ: “Trong quá trình chọn ngành, chọn trường học, em cũng bị mất phương hướng và hoang mang không biết nên chọn ngành gì cho phù hợp với bản thân. Trước đó, em có định hướng sẽ học ngành thiết kế đồ hoạ, nhưng sau khi trao đổi với gia đình thì mẹ em lại muốn em theo học ngành sư phạm hơn vì em là con gái sẽ hợp ngành này hơn là học theo thiết kế”.

Những quan niệm tưởng chừng là hiển nhiên nhưng thực chất mang nặng định kiến giới đã vô hình trung trở thành rào cản trên con đường lựa chọn ngành học của các bạn trẻ, thậm chí khiến một số bạn không dám theo đuổi ước mơ vì sợ không phù hợp với giới tính nghề nghiệp theo quan điểm xã hội.

Ngành – nghề không phân biệt giới tính

Theo Luật Bình đẳng giới, nam, nữ hoàn toàn bình đẳng trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo. Những hiện tượng chênh lệch giới tính xảy ra ở môi trường Đại học vốn bắt nguồn từ định kiến giới trong giáo dục hướng nghiệp, “đóng khung” ngành này chỉ phù hợp với nữ, ngành kia phù hợp với nam.

Trong một bài trao đổi với báo Thanh niên, PGS.TS. Bùi Hoài Thắng cho rằng hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển đến mức cho phép nam và nữ đều có thể làm việc như nhau. Chẳng hạn, những ngành như cơ khí hạng nặng ngày nay cũng chuyển sang sử dụng máy móc để điều khiển. Ông nhấn mạnh: “Các ngành kỹ thuật hiện đòi hỏi năng lực về trí óc nhiều hơn cơ bắp nên sự phân biệt giới tính không còn nặng nề như trước đây”.

nhan-vien-kinh-doanh.jpg
Nam, nữ hoàn toàn bình đẳng trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội, các hoạt động tuyên truyền, tăng cường nhận thức về bình đẳng giới ở Việt Nam được đẩy mạnh và có sức ảnh hưởng tới nhiều thế hệ công chúng. Dần xuất hiện những bậc phụ huynh có quan điểm cởi mở trong việc lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích của con thay vì giới tính. Anh Nguyễn Văn Tuấn (Hà Nội) chia sẻ: “Năm nay con thứ hai thi đại học, tôi không yêu cầu hay áp đặt gì con. Con có quyền được theo đuổi đam mê, chọn ngành học mà con mơ ước. Chỉ mong con luôn chín chắn trong từng suy nghĩ, quyết định của mình”.

Không chỉ vậy, nhiều bạn trẻ ngày nay với tinh thần năng động, xông xáo, dám nghĩ dám làm cũng đã chứng minh quan điểm “ngành này cho nữ, ngành kia cho nam” là hoàn toàn không phù hợp. Theo học Báo chí – ngành được nhiều người đánh giá là vất vả và nguy hiểm với con gái, song Linh Anh (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết bản thân không cảm thấy hối hận vì được theo đuổi ước mơ: “Con gái làm báo rất vất vả là câu mà mẹ nói với mình khi mình đăng ký nguyện vọng vào báo chí. Có những lúc mình rất nản vì thấy ngành học của mình học và thực tập khó hơn rất nhiều so với những ngành học mà mẹ khuyên như: sư phạm, may vá, nấu ăn…”

“Nhưng khi nghĩ lại chặng đường 3 năm mà mình đã cố gắng vượt qua, nghĩ đến ước mơ cấp 3 là được trở thành một phóng viên, nhà báo tương lai, và hơn thế nữa khi nghĩ đến những định kiến giới còn tồn tại trong nghề,… Chúng đã thôi thúc mình phải cố gắng, không được bỏ cuộc giữa chừng, phải chứng minh cho mọi người thấy con gái cũng có thể học báo được giống như con trai” – Linh Anh bộc bạch.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN