Chùa Liên Ngạc: Di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật quận Nam Từ Liêm

(Sóng trẻ) - Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 12km về phía Tây, di tích đình, chùa Liên Ngạc được xây dựng trong một khu vực tụ cư của người Việt cổ - một vùng đất được khai phá từ rất sớm. Địa danh cổ Hoa Ngạc được xuất hiện từ thời các triều Lý, Trần Lê và đã đi vào thơ ca sử sách, được gắn liền với quá trình hình thành phát triển của hàng  ngàn năm dựng nước giữ nước của dân tộc ta.


Đình Liên Ngạc nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long - nơi có dòng sông Hồng quanh năm cuộn đỏ phù sa khởi nguồn của dòng sông Tô Lịch. Người dân Liên Ngạc đã chọn vị thần Tô Lịch và công chúa Tháp Nương làm thần hoàng của làng.


Thần Tô Lịch là sự biểu hiện của tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước và hùng khí quê hương được người dân Việt truyền đời hun đúc, giữ gìn vun đắp và phát huy để tạo nên sức mạnh chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược.


Trong hệ thống sắc phong của Đình Liên Ngạc, có nhiều sắc được phong cho Công chúa Tháp Nương. Sắc sớm nhất được ban vào ngày 8/8 năm Cảnh Hưng thứ 28, là người có nhiều công lao phù giúp đất nước, bảo vệ và che chở muôn dân.


8a9377b35_untitled1.png

Đình Liên Ngạc


Đình Liên Ngạc chứa đựng những giá trị tiêu biểu về mặt nghệ thuật, được thể hiện thông qua hệ thống du vật quý của đình như: Chiếc hương án nhỏ đặt ở phía trước bàn thờ thần hoàng của Làng, có niên đại khoảng từ thế kỷ XVIII – XIX. Cùng với hương án là hai bộ ngai bài vị thờ thành hoàng được nghệ nhân xưa chạm nổi, chạm bong kênh vênh chủ đề tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng.... Đây là những sản phẩm khá tiêu biểu, trở thành yếu tố cơ bản giúp cho đình Liên Ngạc khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong hệ thống các di tích cổ Hà Nội.


Để tưởng nhớ tới vị thần thời tại đình, hàng năm cứ đến ngày 12 tháng 2 (âm lịch), nhân dân tổ chức lễ hội để tưởng niệm các vị phúc thần. Lễ hội Đình Liên Ngạc được tổ chức long trọng 1 ngày, nội dung chương trình gồm phần lễ và phần hội.


Phần lễ được mở đầu bằng màn tế lễ, dâng hương hoa trà quả, mâm xôi, thủ lợn. Về chủ tế, phải chọn người cao tuổi, đã qua chức dịch, gia đình song toàn, con cái (trai, gái) hoàn hảo, bản thân đôn hậu, đức độ, được hội đồng tiên chỉ nhất trí. Với trang phục là áo thụng dài màu đỏ, mũ đỏ, ủng đỏ. Đọc văn tế có 5 người: 1 người đọc tế, 4 người xướng tế. Những người xướng tế mặc áo thụng xanh, mũ xanh, ủng xanh. Các tế viên khác cũng trang phục như vậy.


Lễ rước kiệu, bài vị, cờ quạt, trống chiêng từ đình đến tế lễ tại 3 ngôi miếu để rước nước ở miếu đầu làng, lấy nước ở sông Hồng, rước mã, rước văn, rồi tiếp tục rước về đình để tế lễ nhập tịch, tế xuân, tế giã. Lực lượng tham gia hội rước gồm các cụ ông, nam thanh nữ tú (trai chưa vợ rước kiệu long đình hương án tiền, gái chưa chồng rước kiệu nước, kiệu cỗ và hương án hậu)


Phần hội có các tích trò: Đánh cờ người, trò chơi này đã đi vào ca dao “Hoa Ngạc mở hội cờ người, làng Đăm bơi chai, hội chim làng Chèm”. Nài ra, hội đình Liên Ngạc còn có chọi gà, chơi đu và các tiết mục văn nghệ hát múa truyền thống.


Đình, chùa Liên Ngạc được xây dựng từ thời nhà Lê tồn tại đến ngày nay di tích đã mang trên mình một bề dày lịch sử trên hai trăm năm. Các giá trị đích thực, tiêu biểu mà bản thân di tích còn bảo lưu được là lịch sử và nghệ thuật. Năm 2010, UBND thành phố Hà Nội đã xếp hạng đình, chùa Liên Ngạc là di tích Lịch sử - Nghệ thuật cấp thành phố.


Hoàng Văn Long

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN