Chùa Trầm - Quá khứ và hiện tại
(Sóng Trẻ) - Không rõ có phải vì mang cái tên Chùa Trầm mà ngôi chùa ấy nằm khiêm tốn và trầm mặc giữa một vùng núi đá hùng vĩ, đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử và dường như đang ít nhiều bị lãng quên?
Chùa Trầm trong lòng lịch sử
Chùa Trầm với kiến trúc vô cùng giản dị
Tọa lạc trên núi Trầm, địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (cũ) với diện tích chỉ trên dưới năm chục mét vuông, chùa Trầm là một thắng cảnh còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ và thanh tịnh trong suốt gần năm trăm năm lịch sử. Xưa kia với vẻ đẹp hữu tình, Tử Trầm Sơn là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung.
Cho đến nay, chùa Trầm vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp vốn có của mình. Chùa Trầm không mang kiến trúc đường bệ, cầu kì và lộng lẫy như nhiều chùa khác. Ngôi chùa nhỏ bé, trầm mặc với những nét chạm khắc mộc mạc nằm nép mình dưới chân một ngọn núi đá lớn. Bên trái ngôi chùa là đường xuống một hang sâu có tên Động Long Tiên với những pho tượng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá... và có bàn thờ Phật bên trong. Ở đây có đường lên đỉnh núi gọi là đường lên Trời và đường xuống hang sâu gọi là đường xuống Âm phủ.
Chùa Trầm không chỉ được biết đến với vẻ đẹp có sức lôi cuốn các vị vua chúa vương giả thời xưa dừng chân mà nó còn là một chứng nhân của lịch sử trong những tháng ngày chiến đấu ác liệt chống lại kẻ thù lớn của dân tộc là thực dân Pháp. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” qua sóng Phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1962, chùa Trầm chính thức được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Động Long Tiên thâm u là nơi thờ nhiều tượng Phật
Bị bỏ quên giữa cuộc sống hiện đại
Những chân hương không người
chăm sóc
Trầm mặc và cổ kính nép mình giữa một vùng quê nghèo và yên tĩnh nhưng chùa Trầm vẫn là nơi thu hút nhiều du khách thập phương đến thưởng cảnh. Ngày thường, ngôi chùa tấp nập bước chân du khách. Dân cư quanh chùa đứng ra làm các dịch vụ như trông xe, cho thuê đèn pin xuống hang hay bán hương... để kiếm thêm thu nhập. Tuy vậy, đến chùa vào một ngày mưa mới không khỏi thất vọng khi đối diện với cảnh chùa đẹp mà tiêu điều. Ngôi chùa ngày mưa vắng vẻ và thiếu người trông nom. Những bát hương nguội lạnh. Những bãi rác nằm ngổn ngang giữa khuôn viên thanh tịnh của chùa. Trên những vách đá trước cửa hang có không ít những dòng chữ viết bậy.
Mặc dù được chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa nhưng ngôi chùa không được quan tâm một cách đúng mức. Chưa có cơ quan, tổ chức nào được giao trách nhiệm đứng ra quản lý và bảo vệ ngôi chùa, hay cơ quan có trách nhiệm đã không làm hết nhiệm vụ của mình? Câu hỏi này là mối bận tâm của không ít du khách vô tình ghé thăm chùa vào một ngày mưa!
Đỗ Thị Phương Nhung
Lớp Báo ảnh K27
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chùa Trầm trong lòng lịch sử
Chùa Trầm với kiến trúc vô cùng giản dị
Tọa lạc trên núi Trầm, địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (cũ) với diện tích chỉ trên dưới năm chục mét vuông, chùa Trầm là một thắng cảnh còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ và thanh tịnh trong suốt gần năm trăm năm lịch sử. Xưa kia với vẻ đẹp hữu tình, Tử Trầm Sơn là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung.
Cho đến nay, chùa Trầm vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp vốn có của mình. Chùa Trầm không mang kiến trúc đường bệ, cầu kì và lộng lẫy như nhiều chùa khác. Ngôi chùa nhỏ bé, trầm mặc với những nét chạm khắc mộc mạc nằm nép mình dưới chân một ngọn núi đá lớn. Bên trái ngôi chùa là đường xuống một hang sâu có tên Động Long Tiên với những pho tượng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá... và có bàn thờ Phật bên trong. Ở đây có đường lên đỉnh núi gọi là đường lên Trời và đường xuống hang sâu gọi là đường xuống Âm phủ.
Chùa Trầm không chỉ được biết đến với vẻ đẹp có sức lôi cuốn các vị vua chúa vương giả thời xưa dừng chân mà nó còn là một chứng nhân của lịch sử trong những tháng ngày chiến đấu ác liệt chống lại kẻ thù lớn của dân tộc là thực dân Pháp. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” qua sóng Phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1962, chùa Trầm chính thức được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Động Long Tiên thâm u là nơi thờ nhiều tượng Phật
Bị bỏ quên giữa cuộc sống hiện đại
Những chân hương không người
chăm sóc
Trầm mặc và cổ kính nép mình giữa một vùng quê nghèo và yên tĩnh nhưng chùa Trầm vẫn là nơi thu hút nhiều du khách thập phương đến thưởng cảnh. Ngày thường, ngôi chùa tấp nập bước chân du khách. Dân cư quanh chùa đứng ra làm các dịch vụ như trông xe, cho thuê đèn pin xuống hang hay bán hương... để kiếm thêm thu nhập. Tuy vậy, đến chùa vào một ngày mưa mới không khỏi thất vọng khi đối diện với cảnh chùa đẹp mà tiêu điều. Ngôi chùa ngày mưa vắng vẻ và thiếu người trông nom. Những bát hương nguội lạnh. Những bãi rác nằm ngổn ngang giữa khuôn viên thanh tịnh của chùa. Trên những vách đá trước cửa hang có không ít những dòng chữ viết bậy.
Mặc dù được chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa nhưng ngôi chùa không được quan tâm một cách đúng mức. Chưa có cơ quan, tổ chức nào được giao trách nhiệm đứng ra quản lý và bảo vệ ngôi chùa, hay cơ quan có trách nhiệm đã không làm hết nhiệm vụ của mình? Câu hỏi này là mối bận tâm của không ít du khách vô tình ghé thăm chùa vào một ngày mưa!
Đỗ Thị Phương Nhung
Lớp Báo ảnh K27
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận