"Chuẩn" nghề giáo trong thời đại mới

 

(Sóng trẻ)- Thời gian vừa qua, liên tiếp xuất hiện nhiều vụ việc khiến hình ảnh của giáo viên bị ảnh hưởng ít nhiều. Xung quanh những câu chuyện đó, dư luận đặt câu hỏi chuẩn mực nghề giáo trong xã hội hiện đại có nên được nhìn nhận lại?

Khi thầy cô “lệch chuẩn” trên mạng xã hội

Cách đây vài tháng, trên mạng xã hội xuất hiện cô gái với ngoại hình xinh đẹp tên M.T và tự xưng là giáo viên Vật lý. Cô tương tác cùng với các “học sinh online” thông qua hình thức livestreams. Khi mới xuất hiện, cô M.T đã gây bão cộng đồng mạng với vẻ ngoài ưa nhìn, những video của cô đã thu hút hàng trăm nghìn lượt tương tác trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, đi kèm với sự nổi tiếng của mình là những tranh cãi về tác phong giáo viên của cô. 

Trong một buổi dạy học trên livestream của mình, cô M.T trực tiếp văng tục nhiều lần, khi có bình luận hỏi vì sao giáo viên lại livestream chơi game thì cô đã đáp trả bằng biểu cảm trợn mắt khó hiểu và còn lớn tiếng: "Mắc gì không được chơi game? Mai chơi game nhiều hơn".

Không dừng lại ở đó, ở caption, cô giáo Vật lý đang hot còn viết: "Cô giáo có chơi game đấy thì sao nào?". Ngoài ra, nhiều người còn tìm ra bằng chứng cô còn đang nợ môn và chưa tốt nghiệp đại học. Điều đáng nói là hành động dùng bảng - vốn là vật dụng để ghi kiến thức cho học sinh thì cô lại dành để ghi tên những người có bình luận nổi bật. Đây đều là những hành động khiến nhiều người thấy phản cảm, cho rằng không phù hợp với tác phong, chuẩn mực của nhà giáo.

Vào ngày khai giảng vừa qua, hình ảnh phó hiệu trưởng của một trường dân lập tại Hà Nội lộ hình xăm sau gáy trong lúc phát biểu đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Bức ảnh này đã tạo lên một làn sóng dư luận vì hình xăm sau gáy của cô.

Nhiều người cho rằng giáo viên không được xăm hình vì như vậy là vi phạm chuẩn mực đạo đức của nghề nhà giáo, gây ảnh hưởng đến việc giáo dục học sinh. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều đồng tình với việc làm của cô vì họ cho rằng thời nay việc xăm hình không còn xấu và hình xăm của cô cũng mang ý nghĩa, truyền động lực và để lưu giữ kỷ niệm.

242151063_4634832116561359_6223834904388568467_n.png
              Các bình luận trái chiều trong bức ảnh của cô phó hiệu trưởng 

 

Hay sự việc gần đây nhất, một giảng viên Đại học tại TP. Hồ Chí Minh đã đuổi sinh viên của mình ra khỏi lớp học chỉ vì nam sinh này xin thầy giảng lại bài do trời mưa không thể nghe được lời giảng.

Thầy giáo đã giải trình cụ thể và khẳng định việc làm này chỉ để gây sự chú ý, định hướng các sinh viên tập trung vào bài học. Sau đó ông đã cho phép sinh viên quay lại lớp học để không mất bài. 

Dù thầy đã nhận lỗi vì sự nóng tính và thiếu cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn từ và xử lý tình huống sư phạm nhưng những người xem clip đều bày tỏ nhiều ý kiến tiêu cực về chất lượng dạy cũng như thái độ của thầy giáo. 

Chia sẻ góc nhìn của mình về loạt sự kiện trên, với kinh nghiệm dày dặn trong nghề, cô Hà Thị Cầu, giáo viên trường THPT Phong Châu cho rằng từ những ồn ào trên mạng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới hình ảnh nhà giáo và phẩm chất đạo đức nhà giáo của không chỉ riêng họ mà còn với cả những người công tác trong nghề. Những sự việc trên ít nhiều sẽ khiến cho hình ảnh những nhà giáo chân chính trở nên xấu xí trong mắt người đời và khiến cho một nghề cao quý được xã hội tôn vinh trở thành không còn được tôn trọng.

Không được “lệch chuẩn” dù ở bất kỳ thời đại nào

Từ những sự việc được nhắc đến, có thể thấy hình ảnh đẹp đẽ của người giáo viên dường như đang dần mất đi sự trọn vẹn. Không ít thầy cô hồn nhiên, thậm chí thoải mái hành xử thiếu tế nhị trong môi trường giáo dục, chốn đông người. Có thầy cô khẳng định đó là cách thể hiện cá tính của mỗi người, do đó chẳng có gì xấu và vi phạm đạo đức người giáo viên. 

Bàn luận về những tiêu chuẩn của giáo viên trong thời đại mới, cô Nguyễn Thu Hương, giáo viên lớp 2B, trường TH Thạch Sơn cho biết: “Theo quan điểm của cô, thầy cô giáo phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Tuy nhiên, việc xuất hiện những “tấm gương mờ” dạo gần đây đang làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nghề giáo, khiến cho mọi người có cái nhìn sai về nhà giáo và ngành giáo dục. Nguyên nhân chính là do một số thầy cô đã có những hành xử sai lệch với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp”.

co-huong.jpg
             Cô Thu Hương, giáo viên TH Thạch Sơn ( Ảnh: NVCC)

 

Còn dưới góc nhìn của một nhà giáo đã về hưu, quan điểm của cô Hà Thị Cầu lại có phần mới mẻ: “Về chuẩn mực của giáo viên trong thời đại xưa và nay đều giống nhau. Tuy nhiên ngày nay các nhà giáo trong xã hội cũng có sự thay đổi về kỹ năng chuyên môn, quan điểm dạy học để đáp ứng yêu cầu phát triển, sự thay đổi ở đây chỉ là ở hình thức. Về chuẩn mực nhà giáo trong bất kể thể xã hội nào cũng luôn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, nhà giáo luôn có chuẩn mực về nhân cách, về trí tuệ và đặc biệt là có đạo đức và tác phong phù hợp.”

cuu-gvien.jpg

Cô Hà Thị Cầu, cựu giáo viên trường THPT Phong Châu (Ảnh: NVCC)

 

Trong môi trường giáo dục, người thầy, người cô phải đảm bảo hình ảnh của mình trong mắt học sinh, sinh viên của mình là nhà giáo nghiêm túc, phù hợp với tiêu chuẩn nghề giáo. Đặc biệt, dù gặp phải bất kỳ trường hợp nào, thầy cô cũng phải đảm bảo hình ảnh của mình, tránh bị đem lên làm chủ đề bàn tán, nhất là trên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến mình và học sinh của mình.

Quan điểm của sinh viên đại học, bạn Vũ Thu Hà chia sẻ: “Là một giáo viên thì không nên có những ồn ào trên mạng xã hội, đặc biệt là về chuẩn mực của nhà giáo, vì đạo đức nhà giáo là một phẩm chất rất quan trọng. Những vụ việc này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chính bản thân nhà giáo đó và còn ảnh hưởng đến suy nghĩ của học sinh và các bậc phụ huynh.” 

Bạn Vũ Thắng, học sinh cấp 3, cho rằng: “Theo em, là một giáo viên cần phải gương mẫu cho học sinh noi theo. Đang là một học sinh THPT em thấy đây là độ tuổi đang trưởng thành nếu giáo viên có những phong cách hay hành vi không phù hợp khả năng cao các em có thể có xu hướng làm loạn và trở nên tiêu cực, ảnh hưởng đến kỹ năng nhận thức, lối sống học đường của học sinh.”

Xét theo góc độ xã hội, thời đại phát triển, nhận thức của con người cũng dần trở nên thoáng hơn trong nhiều mặt. Thầy, cô giáo có quyền được thể hiện cá tính của mình nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ những quy định về lối sống, tác phong đạo đức của ngành. Với những đổi khác về ăn mặc, ngôn từ ... nên giữ được sự tế nhị cơ bản để công việc giáo dục đạo đức học sinh thuận lợi.

Quan điểm của bạn sau những ồn ào trên mạng vừa qua? Liệu có một tiêu chuẩn nhất định cho nghề giáo hay không?
Ban biên tập kính mời độc giả cùng tham gia bình luận, đóng góp ý kiến về vấn đề này bằng hình thức bình luận trực tiếp hoặc qua địa chỉ : [email protected]

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN