Khi những chiếc xe “hung thần” gây hiểm họa: Trách nhiệm thuộc về ai?
(Sóng Trẻ) - Khi dư luận chưa hết bàng hoàng bởi vụ việc bé trai 9 tuổi tại Hà Nội bị tôn trên chiếc xe xích lô đỗ bên đường cứa vào cổ gây tử vong ngày 23/9, thì sau đó chỉ 2 ngày, một người phụ nữ 66 tuổi lại vô tình trở thành nạn nhân tiếp theo của những chiếc xe như thế này.
Liên tiếp xảy ra tai nạn thương tâm
Chiều ngày 23/9 tại phố Tân Mai, Hà Nội, cháu Nguyễn Hoàng Minh (9 tuổi) cùng các bạn đi xe đạp trên đường đã không may va chạm vào chiếc xe xích lô đỗ bên đường của ông Đinh Ngọc Thạch (52 tuổi) dẫn tới bị chiếc tôn chở trên xe cứa vào cổ. Mặc dù được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai, tại đây các y bác sỹ đã cố gắng cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng, mất máu nhiều, cháu bé đã tử vong.
Hai ngày sau khi cái chết thương tâm của cháu bé trên, thì mới đây một vụ việc đau lòng tương tự lại xảy ra. Một phụ nữ quê Hòa Bình (66 tuổi) trong khi đang ngồi bên lề đường, đoạn qua cầu Mai Lĩnh thì có một xe bò do ông Trần Hữu Dân (35 tuổi, trú tại Quốc Oai) chở tôn đi qua. Không may dây chun chằng xe bò bị đứt, tấm tôn bung ra và cứa trúng cổ nạn nhân, khiến người phụ nữ tử vong ngay sau đó. Trên các diễn đàn mạng đang tiếp tục bàn luận, đưa ra các quan điểm, ý kiến của mình sau khi liên tiếp có hai cái chết oan ức xảy ra.
Tai nạn thương tâm của cháu bé 9 tuổi do tôn gây ra chưa kịp lắng xuống...
…thì chưa đầy 48h sau, một vụ việc tương tự lại xảy ra
(Nguồn: Facebook)
Yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc thay vì sự cảm thông
Với cái chết thương tâm của cháu bé 9 tuổi, dư luận hết sức bàng hoàng, xót xa cho cháu bé cũng như bố mẹ, những người thân trong gia đình. Tuy nhiên sự mất mát này, theo một ý kiến có một phần trách nghiệm thuộc về họ khi đã không quản lí con nhỏ nài đường.
Đối với ông Đinh Ngọc Thạch – người lái xe chở tôn vụ việc ngày 23/9 đã bị tạm giữ và có thể bị ngồi tù vì phạm vào tội vô ý làm chết người (theo điều 98 Bộ Luật hình sự), cộng đồng mạng cũng không khỏi đồng cảm cho thân phận của người lái xích lô nghèo khó, thời trẻ cống hiến vì đất nước tới cuối đời vẫn phải bươn chải để kiếm kế sinh nhai.
Tuy nhiên, sau khi cái chết của người phụ nữ 66 tuổi cũng do tôn gây ra, dư luận lại thêm những ý kiến trái chiều về việc xe ba gác, xích lô… chở quá khổ quá tài, vật liệu sắc nhọn không được bao bọc gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và chính những người lái những chiếc xe đó
Trên các diễn đàn, mạng xã hội đã có những ý kiến, rằng không thể lấy lý do nghèo khổ, mưu sinh vì hoàn cảnh để bao che lấp liếm cho cái sai trái, bất cẩn của người lái, mà cần phải ngăn chặn triệt để xe ba gác, xích lô tự chế.
“Tai nạn chết người xảy ra liên tiếp thì không còn là hy hữu nữa rồi. Đề nghị cơ quan chức năng phải chấn chỉnh việc chở vật liệu cồng kềnh, không che đậy gây nguy hiểm ngay lập tức để bảo vệ tính mạng cho người dân” – Một tài khoản Facebook cho hay.
Không còn nhiều ý kiến đồng cảm vì hoàn cảnh mưu sinh mà bất chấp nguy hiểm cho người khác
Trách nghiệm thuộc về ai?
Hai vụ việc thương tâm vừa xảy ra là điều mà tất cả mọi người không ai mong muốn, chúng ta không thể quy tất cả trách nghiệm cho bố mẹ cháu bé là vì sao lại để một đứa trẻ 9 tuổi tự ý đạp xe trên đường, hay lỗi tại cháu bé vì vừa đi xe đạp vừa nô đùa, không để ý đến xung quanh nên mới đâm vào xe chở tôn .
Nhưng cái chết tiếp theo của người phụ nữ (66 tuổi) thì khác hoàn toàn, người chết là phụ nữ, là người lớn, biết kiểm soát hành động của mình, hơn nữa bà còn đang ngồi bên đường chứ không phải đang tham gia giao thông bất cẩn hay đùa nghịch như cháu bé trước đó.
Có lẽ cái chết của cháu bé được nhiều người cho rằng không may, nhưng sau khi một tai nạn thương tâm tương tự xảy ra thì nó không còn là vấn đề may rủi, số phận, mà rõ ràng đây là vấn nạn, vấn đề nhức nhối bấy lâu nay chưa được cơ quan chức năng, những người quản lý giải quyết một cách triệt để. Trách nghiệm thuộc về tất cả chúng ta, không trừ một ai. Cuộc sống mưu sinh của cơ số người là sự trả giá bằng cả tính mạng của người khác. Rất có thể chính chúng ta hay người thân, bạn bè là nạn nhân của những chiếc xe “ hung thần” đó.
Ở đây, có lẽ trách nhiệm cao hơn cả, đó chính là ở các cơ quan chức năng, những người quản lí an toàn giao thông. Mất bò mới lo làm chuồng, sau khi cái chết của cháu bé 9 tuổi, hai ngày sau, sáng 259 Công An TP Hà Nội mới rầm rộ ra quân xử lý các xe xích lô, xe ba gác chở quá khổ, quá tải đe dọa an toàn giao thông và gây mất trật tự an toàn giao thông. Vừa mới ra quân xử lí lúc sáng, thì buổi chiều cùng ngày tiếp tục xảy ra tai nạn đau lòng bên trên.
Sáng 25/9 CA. TP Hà Nội ra quân xử lí xe ba gác, xích lô tự chế
Nếu trước đó cơ quan chức năng tham gia quản lý, xiết chặt các phương tiện xe xích lô, ba gác tự chế chở vật liệu quá khổ, vật liệu gây nguy hiểm như kính, tôn, sắt thép… một cách chặt chẽ, đúng nhiệm vụ chứ không phải làm một cách hời hợt, làm cho có thì có lẽ những sự việc đau lòng, đáng tiếc không xảy ra.
BBT Sóng Trẻ
Theo Điều 8, Nghị định 46 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt cảnh cáo 60.000-80.000 đồng với những lỗi sau: - Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển. - Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông. - Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu. - Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt... Người gây tai nạn nếu không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. |
Cùng chuyên mục
Bình luận