Cơ cực làng kiếm sống từ rác!

(Sóng trẻ) - Hàng xe cải tiến chất đầy túi nilong, bao tải, thậm chí cả lông ngan, lông vịt để lâu ngày ròi bọ bò lúc nhúc… được người dân mang về bày phơi ở đường làng mỗi ngày. Tình trạng đổ xô đi mua sắt vụn, nhặt phế thải tại các bãi rác đã và đang khiến cho sức khỏe người dân tại xã Phụng Thượng (Phúc Thọ - Hà Nội) bị ảnh hưởng nặng nề.

Nghề đánh đổi sức khỏe

So với những người thu mua thì những người đi nhặt nhạnh phế thải tại các bãi rác có lợi nhuận cao hơn. Thậm chí nếu “vớ” được bãi rác nào mới, những người này có thể kiếm được từ 200.000 – 300.000 đồng/ngày là chuyện thường. Có những gia đình cả vợ chồng đều đi bới rác, rồi con cái họ cũng tranh thủ ngày nghỉ đi bới rác cùng bố mẹ. Khắp các bãi rác lớn từ Ba Vì đến Hà Đông không chỗ nào thiếu dấu chân của những người bới rác tại xã Phụng Thượng. Việc ngày ngày tiếp xúc trực tiếp với đủ các loại rác thải, ngửi đủ các thứ mùi hôi thối mà không hề có dụng cụ bảo vệ đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chính họ. 

Vợ chồng chị Hoa ở cụm 11 được biết đến là người “chăm chỉ” nhặt rác có tiếng tại thôn Nam. Gia đình chị có 4 người. Trừ cô con gái đã lấy chồng, còn thì hàng ngày, cứ tờ mờ sáng cả 3 người trong gia đình chị đã có mặt tại các bãi rác. Vợ chồng, con cái cắm mặt vào bãi rác đến tận trưa mới nghỉ. Cuộc sống của họ cũng vì thế mà chỉ xoay quanh bãi rác, ngay cả ăn cơm cũng ngồi trên rác! Và điều gì phải đến cũng sẽ đến, mới đây chị Hoa đã phải đi cấp cứu ngay trong đêm vì khó thở. Bác sĩ kết luận, chị bị suy nhược cơ thể trầm trọng vì làm việc quá sức trong môi trường ô nhiễm.

“Cũng vì miếng cơm manh áo mà gia đình tôi mới phải làm công việc này. Biết là ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cứ ngồi nhà trông chờ vào vài ba thước ruộng thì vợ chồng, con cái lấy gì để sống?”, chị buồn rầu chia sẻ.

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người bới rác, mà những người hàng xóm xung quanh cũng tỏ ra bức xúc. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến những ai có dịp đi ngang qua đường cũng không thể chịu được chứ đừng nói đến những hộ gia đình sống ngay gần đó. 

“Chúng tôi đã đề nghị lên chính quyền xã cấm họ mang rác về nhà hoặc phơi bày tại đường làng nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều…”, chị Nhung, thôn Nam bức xúc.

80926b7a2_023.jpg

Người dân đang đánh đổi sức khỏe của mình trên những bãi rác

Bài toán khó cho chính quyền

 Qua tìm hiểu được biết, hiện nay người dân xã Phụng Thượng đa số vẫn còn làm ruộng. Tuy nhiên, mấy năm gần đây lúa mất mùa liên tục, năng suất lúa kém khiến nhiều người chán, không còn tha thiết với ruộng đồng. 

“Sau mỗi trận mưa, ruộng bị ngập khiến lúa chết nhiều. Chúng tôi chỉ biết cắt hết cỏ xung quanh ruộng để khơi thông dòng chảy nhưng chỉ mang tính chất tạm thời, không đem lại hiệu quả. Mùa vụ vừa xong, hết ngập lụt lại đến chuột cắn phá… nhà tôi coi như mất trắng. Không làm thêm nghề này thì lấy gì để sống”, chị Đỗ Thị Hương, thôn Nam cho biết.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Lương, cụm trưởng cum 12, thôn Nam, ông cho biết hiện nay việc tìm nghề phụ cho người dân tại đây vẫn chưa tiến hành được. Hiện tại, một số người trong xã vẫn tiếp tục nuôi rắn hoặc nuôi gấu lấy mật nhưng đa số người dân thôn Nam vẫn chỉ làm các công việc mang tính chất thời vụ như: thợ hồ, đánh te, nhặt rác… 

“Gía như tác hại từ việc đi bới rác hiện hữu ngay trước mắt thì dân còn biết sợ. Đằng này nó cứ ngấm dần dần, dân chưa thấy hết được hậu quả, lại thấy kiếm được vài trăm nghìn/ngày nên cứ nhắm mắt làm liều”, ông chia sẻ.
Trên thực tế, để khuyến khích nhân dân làm ruộng, bỏ nghề “bới rác”, nài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng người, UBND xã Phụng Thượng đã tích cực đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo điều kiện canh tác tốt hơn cho dân. Riêng cụm 12 đã làm xong từ cuối năm nái, hiện nay còn 9 cụm nữa đang gấp rút tiến hành. Trong chủ trương xây dựng nông thôn mới, xã cũng rất chú trọng cải thiện, xây mới hệ thống thủy lợi nội đồng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu từ kinh phí. 

Ông tâm sự: “Để cho dân làm công việc ảnh hưởng đến sức khỏe như vậy, chúng tôi cũng rất trăn trở. Nhiều lần, UBND xã Phụng Thượng đã cho người đi kêu gọi người dân bỏ nghề nhưng không hiệu quả. Vụ đông năm nay, chúng tôi cũng đã phổ biến, khuyến khích cho bà con thôn Nam trồng khoai tây nhưng vận động mãi cũng chỉ có số ít nhà làm, còn đa số vẫn còn thờ ơ lắm!”

Nga Thư
Báo in K31A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN