Cô giáo viết lại hàng trăm câu chuyện cổ Trung Quốc

(Sóng trẻ) - Cô Huang Qiaoyan, một giáo viên trung học ở tỉnh Quảng Đông đã biên soạn hơn 200 truyện cổ tích Trung Quốc trong vòng bảy năm cho trẻ em Trung Quốc.
 
d7d3c4866_1.jpg
Cô Huang Qiaoyan được một số người gọi là Grimm của Trung Quốc bởi cô đã biên soạn lại những câu chuyện cổ của Trung Quốc (giống như anh em Grimm người Đức – tác giả của Truyện cổ Grimm). (theo Chinadaily)

Tự biên soạn hơn 200 câu chuyện vì “mê” truyện cổ

Nói về lý do thực hiện công việc này, cô Huang chia sẻ rằng đó là bởi cô yêu những câu chuyện cổ của Trung Quốc. Ý tưởng đến với cô khi cô cảm thấy rất thất vọng về một quyển truyện tranh dân gian Trung Quốc mà cô đã mượn từ thư viện 13 năm trước. Cô muốn phản ánh những câu chuyện mà ông nội của cô đã kể lại khi cô còn nhỏ. “Cuốn sách đơn giản và thô sơ, những câu chuyện nguyên bản thật là thú vị”, cô nhớ lại.

Chồng cô đã khuyến khích cô biên soạn các câu chuyện cổ tích hấp dẫn và một cách chính xác cho con cái họ và cả những trẻ em Trung Quốc. Cô đã quyết tâm hoàn thành sứ mệnh này sau khi chồng cô qua đời bảy năm trước.
Cô Huang cho biết ban đầu rất khó để tìm được tư liệu. “Tôi xem xét tất cả các loại văn bản và ghi chép. Tôi đã thu thập những phần hấp dẫn nhất của các phiên bản khác nhau, cảm nhận chúng bằng trái tim tôi và cố gắng đặt các mảnh ghép lại với nhau”, cô nói.

“Những câu chuyện được ghi lại hoàn chỉnh theo cách này. Chúng dường như sống lại khi tôi viết lại. Con trai tôi bị cuốn hút khi tôi đọc cho thằng bé. Tôi cũng kể những câu chuyện ấy với những đứa trẻ khác và chúng cũng rất thích.” – cô Huang chia sẻ thêm.

Cô Huang Qiaoyan đã viết lại gần như tất cả câu chuyện về Thương Hiệt - nhân vật huyền thoại ở Trung Quốc bởi vì cô ấy không hài lòng với các tài liệu cô ấy có. Cô tâm sự: “Tôi đã kể lại câu chuyện trong trí nhớ của tôi cho đến khi nó trở nên đa diện và dễ tiếp cận. Sau đó, tôi đã viết nó bằng những lời của riêng tôi.”

Cô ấy thích những câu chuyện nguyên bản thời nhà Đường (618 - 907). Nhưng những câu chuyện đó không dễ hiểu đối với trẻ em. “Tôi đã nghĩ về điều đó trong một thời gian dài và quyết định không từ bỏ câu chuyện này. Tôi đã dịch và viết lại nó”, cô nói. Cô Huang đã thu thập hơn 10.000 câu chuyện và chọn khoảng 300 truyện nổi tiếng nhất phù hợp với trẻ em và giàu ý nghĩa tinh thần.

Kể truyện cổ tích theo cách hiện đại

Cô Huang Qiaoyan đã nhận giải thưởng Văn học dành cho Trẻ em (Bing Xin Childre's Literature Award) năm 2009 cho một câu chuyện cổ tích gốc mà cô ấy viết. Cuốn sách có 81 câu chuyện do cô Huang biên soạn sẽ được công bố vào tháng Năm.

Ông Tu Zhigang - nhà xuất bản của cuốn sách Những câu chuyện Trung Quốc chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng cuốn sách của Huang rất quan trọng. Tôi không nói nó hoàn hảo, nhưng nó đánh dấu lần đầu tiên có một nhà văn chủ động tập hợp những câu chuyện cổ tích Trung Quốc từ các khu vực, các nhóm dân tộc khác nhau và các loại khác nhau”.

Ông Tu Zhigang cũng cho biết thêm, các nhà học giả Trung Quốc bắt đầu hiện đại hoá chuyện cổ tích vào đầu thế kỷ 20, khi Truyện cổ Grimm được dịch sang tiếng Trung, nhưng việc xuất bản đã bị hoãn lại bởi chiến tranh Trung – Nhật (1931 - 1945). 

Theo ông, hầu hết các bộ sưu tập trước đây thường tập trung vào những câu chuyện kể trong các khu vực cụ thể hoặc giữa các nhóm dân tộc. Zheng Shuoren và đội ngũ biên tập của tạp chí tạp chí Echo of Things (Đài Loan) đã viết những cuốn sách như vậy.

Zheng đã không sửa đổi nhiều bản gốc và đôi khi có nhiều phiên bản khác nhau. Sự thiếu thống nhất trong cách biên tập khiến cho trẻ em khó theo dõi. Cuốn sách được biên soạn bởi tạp chí của Đài Loan được tập hợp không theo một cách đặc biệt nào cả, ông Tu Zhigang nói. Còn những bộ sưu tập khác có giá trị trong việc nghiên cứu hơn là để giải trí cho trẻ em.

Nhà xuất bản cũng đánh giá cao cống hiến của cô Huang cho văn học thiếu nhi nước nhà. “Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng bạn sẽ hiểu được khó khăn thế nào khi bạn thực sự làm điều đó. Riêng việc đọc hơn 10.000 câu chuyện đã tốn nhiều rất nhiều thời gian. Và cô ấy đã cấu tạo lại chúng để liên kết các phiên bản khác nhau và kể cho trẻ em theo cách hiện đại.” - ông Tu Zhigang nhận định.

Với cô Huang, thời gian là thách thức lớn nhất. “Đôi khi tôi cảm thấy thất vọng, đặc biệt khi lịch trình giảng dạy của tôi dày đặc. Sau đó tôi cảm thấy bất lực và không thể làm được.”

Nhưng cô ấy đã quyết tâm tiếp tục viết lại 400 câu chuyện dân gian. Cô ấy nói: “Tôi yêu những câu chuyện đó. Càng đọc, càng viết và đặt trái tim mình vào những câu chuyện, tôi càng cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị của chúng. Những câu chuyện Trung Quốc được nuôi dưỡng bởi văn hoá Trung Quốc, và mỗi người kể chuyện đều phải đưa tâm hồn mình vào đó.”

Huyen Vu
Theo Chinadaily



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN