Cụ ông 86 tuổi tự học hơn 100 ngôn ngữ hiếm

(Sóng trẻ) - Mặc dù chỉ học xong tiểu học nhưng với niềm đam mê ngôn ngữ, ông Riccardo Bertani, 86 tuổi, ở Ý đã dành gần trọn đời mình để dịch và ghi chép hơn 100 loại ngôn ngữ hiếm hoặc đã biến mất trên thế giới.

Ông Bertan là một người đặc biệt. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở thành phố Reggio Emilia, phía Bắc nước Ý. Bertan rất yêu thích ngôn ngữ nhưng lại ghét toán học.

Khi vừa học xong bậc tiểu học, ông quyết định xin nghỉ. Bertan cho biết mình “dị ứng với toán” và quan tâm nhiều thứ khác hơn là việc tiếp tục đến trường. Sau khi nghỉ học, Bertan bắt đầu làm việc trên các cánh đồng như những người khác trong làng.

Tuy nhiên, ông sau đó nhận ra rằng mình rất yêu thích đọc và học ngôn ngữ. Bertan quyết định tập trung vào thứ mình yêu thích.

e24c066c7_1.png
Ông Riccardo Bertani đã tự học hơn 100 loại ngôn ngữ khác nhau 

Vì cha ông là đảng viên Đảng Cộng sản Ý và từng là thị trưởng nên hầu hết sách trong nhà đều là tiếng Nga. Mặc dù không hiểu các quyển sách viết gì nhưng ông vẫn bị chúng cuốn hút.

Ông Bertan bắt đầu tìm hiểu về Lev Tolstoy và đọc các tác phẩm của tác giả này bằng tiếng Ý. Sau đó, ông mua một quyển ngữ pháp tiếng Nga để học ngôn ngữ gốc của các tác phẩm.

Ông Bertan rất thích nước Nga và Ukraine. Suốt 18 năm sau đó, ông đã dịch ra tiếng Ý bất kỳ quyển sách nào tìm thấy được viết bằng tiếng Nga và Ukraine.

Khi tìm hiểu sâu về ngôn ngữ và văn hóa nước Nga, ông Bertan bắt đầu quan tâm sang tiếng của những nhóm người khác ở Siberi, người Mông Cổ, người Eskimo và nhiều ngôn ngữ hiếm hoặc đã biến mất trên thế giới.

“Suốt nhiều năm, tôi thức dậy vào lúc 2 giờ sáng và chờ đến khi mặt trời mọc. Trong khoảng thời gian đó, bộ não tôi rất tỉnh táo, tâm trí minh mẫn. Do đó, tôi bắt đầu học ngôn ngữ trong thời điểm này trong ngày”, ông nói.

Với niềm đam mê, ông Bertani học từ tiếng Nga, Ukraine đến hơn 100 ngôn ngữ khác từ khắp nơi trên khắp thế giới như tiếng của người Eskimo, Yakut, Yukaghir, Rutul, Etruscan, Phổ, Basque, Mông Cổ...

Trong 70 năm nghiên cứu, ông đã ghi chép lại bản dịch, cách học, giải thích từ ngữ và phát âm của nhiều loại ngôn ngữ trên hơn 1.000 quyển số.

Điều thú vị là người đàn ông đặc biệt này không biết nói tiếng Anh, Đức và nhiều ngôn ngữ hiện đại khác. 

Thúy Nga (Theo Oddity Central)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN