Đặc sản miến dong Tam Đường, Lai Châu
(Sóng Trẻ) - Miến dong không còn là món ăn xa lạ ở nhiều địa phương của nước ta, nhưng chính cách làm và ưu điểm nổi bật mà miến dong Tam Đường đã dần trở nên nổi tiếng, trở thành một thương hiệu riêng được ưa chuộng trên thị trường miến của nước ta.
Miến dong là một loại miến được làm từ bột dong, ăn rất dai và không bị dính. Đây chính là một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong các loại thực phẩm ngày Tết.
Rất nhiều món nn được chế biến từ miến
Ở huyện miền núi Tam Đường của tỉnh Lai Châu, việc sản xuất miến dong xuất hiện đã lâu, nhưng ban đầu chỉ với quy mô nhỏ, cung cấp miến dong cho địa phương mình. Nguyên liệu có sẵn chính là một lợi thế của Tam Đường trong sản xuất miến. Ở Lai Châu, dong được trồng rất nhiều trên 30km dọc tuyến quốc lộ 4D từ thị xã Lai Châu đến Tam Đường. Vì vậy nên về sau, miến dong dần được sản xuất phổ biến khắp 4 xã, thị trấn của huyện Tam Đường, trong đó nhiều nhất là xã Bình Lư.
Cây dong được trồng nhiều ở Tam Đường
Miến dong ở Tam Đường chỉ được sản xuất mạnh mẽ vào mùa thu, sau thời gian thu hoạch dong vào tháng 10. Sản xuất phổ biến là vậy nhưng miến ở đây không dư quá nửa tháng sau tết do được tiêu thụ rất nhanh.
Ở nhiều vùng miền trên cả nước, người ta không còn lạ với lối sản xuất miến như một hàng hóa xuất khẩu, ưu tiên trên hết yếu tố năng suất. Trong khi đó, ở Tam Đường, những bó miến được sản xuât thủ công nhỏ lẻ và công phu chỉ với năng suất không cao nhưng lại hấp dẫn người tiêu dùng trên thị trường.
Củ dong đã được thu hoạch về
Củ dong sau khi được thu hoạch từ nài đồng về sẽ được rửa sạch và cho vào máy nghiền để lấy bột. Dong củ sau khi đã được nghiền sẽ lọc nhiều lần cho sạch, có vậy sản phẩm làm ra mới không bị chát. Những bã rắn lọc ra còn giúp người dân một phần cho công việc chăn nuôi của họ, bởi nó chính là một loại thức ăn bổ dưỡng cho lợn hoặc vịt khi nấu chín.
Bột dong thu được sau khi say phải lọc nhiều lần để miến không bị chát
Bột dong sau nhiều lần lọc sẽ rắn và rất mịn, đọng lại ở bên dưới, khi người ta gat bỏ nước thì chúng dễ dàng được lấy ra, đây chính là nguyên liệu chính thức cho việc sản xuất miến.
Bước tiếp theo là việc nấu bột, được thực hiện rất đơn giản, chỉ cần hòa một lượng bột với nước vừa đủ rồi chế nước sôi vào, người ta sẽ thu được ngay những nồi bột dong đã chín, mịn, đông lại như bánh đúc.
Hòa bột dong với nước để chuẩn bị làm miến
Sau khi đã có bột dong nấu chín, người ta cho chúng vào khuôn và ép thành sợi, ngay cả việc ép sợi miến cũng được tiến hành thủ công, không có sự hỗ trợ của máy móc thiết bị hiện đại.
Cho bột đã chế vào khuôn
Ép sợi miến
Sau đó chỉ việc đem miến phơi khô và bó lại thành từng bó là có được những bó miến thơm nn được bán trên thị trường.
Những sợi miến được phơi khô
Đến mùa thu hoạch dong, dường như cả xã Bình Lư trở nên nhộn nhịp hơn với việc làm miến. Miến có tiếng làm hoàn toàn thủ công và nguyên chất không pha tạp của Tam Đường đã thu hút thị trường ở trong và nài tỉnh.
Năm 2009, miến dong Bình Lư (một xã mang tên cũ của huyện Tam Đường) đã được công nhận thương hiệu riêng, tiến một bước mới trong quá trình hội nhập thương trường của làng nghề nói riêng và của hàng hoá nông sản Lai Châu nói chung. Cũng trong năm đó, miến dong Bình Lư được lựa chọn để tham gia Hội chợ ẩm thực ở Huế và được thực khách miền Trung khen ngợi bởi sợi miến dai, giòn, nn miêng và đẹp mắt. Những phản hồi tích cực mà miến dong Tam Đường nhận được ở thị trường nài tỉnh đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển của sản xuất miến ở đây, nhiều hộ gia đình can đảm vay vốn lớn đầu tư máy móc, trang thiết bị để sản xuất miến cho gia đình mình.
Vàng Thị Ly
Phát Thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận