Đáng thương những trẻ em nghèo mang trong mình căn bệnh quái ác

(Sóng trẻ) - Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, con đường phía trước còn nhiều những khó khăn nhưng khao khát được khỏi bệnh của trẻ em mắc các căn bệnh về máu vẫn thôi thúc các em cố gắng vượt qua những cơn đau để hướng tới một tương lai khác tươi đẹp hơn.

Thấy chúng tôi, đoàn thanh niên tình nguyện đến thăm, các em có vẻ mừng lắm, cứ quấn quýt xung quanh. Có em gọi vào phòng chơi, cũng có em cứ đòi chụp ảnh,… “Ban ngày, chúng em phải đánh hóa chất, truyền máu, thải sắt nên mệt mà ngủ thiếp đi vì thế ban đêm chúng em không ngủ được nên nói chuyện, chơi với nhau” – em Hà Hải Dương chia sẻ.

Thế nhưng, ít ai biết được rằng, đằng sau sự vô tư, nụ cười hồn nhiên đó, nhiều em đang phải hàng ngày, hàng giờ đau đớn chống chọi với bệnh tật dày vò. Hầu hết các em đều từ 1-15 tuổi, không may mắc các bệnh như: ung thư máu, huyết tán, hồng cầu... Đặc biệt, có những em nhỏ mới vài tháng tuổi cũng bị những căn bệnh này hành hạ.

Mặc dù rất mệt mỏi và luôn bị những cơn đau đeo bám nhưng các bệnh nhi đều rất lạc quan và luôn hy vọng trong tương lai gần, nền Y học phát triển sẽ có phương pháp cũng như thuốc điều trị đặc hiệu đối với những căn bệnh khó chữa mà các em đang gánh chịu.

Những đau đớn bênh tật

Em Nguyễn Hữu Giang (15 tuổi) ở thị trấn Hồ, tỉnh Bắc Ninh bị mắc bệnh ung thư máu từ tháng 12 năm 2013. Trước khi phát hiện bị bệnh, nài giờ học, em vẫn thường giúp bố mẹ việc gia đình, chiều nào em cũng đi đá bóng nên rất khỏe mạnh. Do điều kiện gia đình quá khó khăn nên em đã nghỉ học để đi làm nghề. Dành dụm được gần 10 triệu, địnnh cho vay lấy ít lãi rồi tính chuyện tương lai nào ngờ căn bệnh quái ác kia lại tìm đến em. Giờ đây em gầy gò xanh xao lắm. Em phải trải qua những đợt truyền hóa chất và xạ trị nên tóc trên đầu rụng hết hoặc chỉ còn vài ba cái lơ thơ, môi nứt nẻ và trên người có những nốt phá từ bên trong do truyền hóa chất nhiều giờ.

Khi được hỏi về ước mơ của mình, Giang cúi mặt nhìn xuống nền nhà, em nói bằng giọng yếu ớt do mới truyền hóa chất song : “ Em chẳng có ước mơ gì cả, mong muốn của em ngay bây giờ là em có thể khỏi bệnh để đi học trở lại, em muốn đi làm để phụ với mẹ nuôi gia đình”.

Tôi gặp Hà Hải Dương  khi đang vui đùa cùng mấy anh chị phòng 602. Nhìn dáng vẻ nhỏ thó của Dương, ít ai biết được cậu bé 21 tuổi này lại có thân hình của một bé trai 10 tuổi. Chính căn bệnh tan máu đã khiến Dương không thể lớn như bao người bình thường.


ae083ab17_1.jpg
Ít ai ngờ Dương đang là chàng trai ở tuổi “thanh xuân”.

Sinh ra tại xã Minh Đài, huyện Tân Sơn, Phú Thọ nhưng sẽ thật khó tin nếu nói em đã lớn lên tại Viện Huyết học truyền máu Trung Ương này. Dương tâm sự: “Mẹ mình mất từ khi mình còn rất bé. Bố một tay nuôi mình và em gái. Đã lâu lắm rồi bố không xuống thăm mình vì không có chi phí đi lại, hơn nữa bố còn phải đi làm thợ để kiếm tiền chạy chữa cho mình”.

Bắt đầu từ khi 12 tháng, em mắc bệnh thiếu máu huyết tán và phải đưa vào Viện Huyết học truyền máu Trung Ương. Cứ thế ròng rã 11 năm trời vừa đi học ở quê vừa lên Hà Nội chữa bệnh. Hết lớp 5, do mệt quá nên em đã phải nghỉ học. Cứ cuối tháng em lại về nhà và khoảng 2 tháng sau lại lên điều trị, nếu sốt thì lại lên Hà Nội.

Chia sẻ với chúng tôi về ước mơ của mình, em hào hứng: “Sau này em muốn vào đoàn nghệ thuật xiếc, em không có tài lẻ nào nhưng em thích nghề đó lắm”. Khuôn mặt rạng ngời với khao khát thoát khỏi những căn bệnh quái ác để quay về với cuộc sống bình thường luôn là động lực khiến những bậc phụ huynh yên lòng kiếm tiền chữa trị cho con.

Những khó khăn đè nặng đôi vai cha mẹ

Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để theo đuổi điều trị bệnh cho con là một thách thức lớn. Bởi nài bảo hiểm, gia đình còn phải mua thuốc nài danh mục và túc trực hàng giờ bên các em. 

Hàng ngày, chị Dương Thị Mát (mẹ em Nguyễn Hữu Giang) phải gồng mình trên chiếc xe ba gác để chở tủ thuê kiếm tiền sinh nhai nuôi các con ăn học nhưng vẫn không đủ vì công việc thất thường. Chị Mát long đong, lận đận khắp nơi tích cóp tiền cho Giang điều trị. Ở quê, chị Mát không còn nương dựa được vào ai “Vay không ai cho vay, vì hoàn cảnh gia đình nhìn không có chỗ trống. Sổ đỏ cũng không có. Chồng thì không được nhờ, mẹ chồng chị mới mất, bố đẻ bị liệt mấy chục năm nay, anh chị thì chỉ giúp được một lần” – Chị Mát tâm sự. Tài sản gia đình chị là một căn lán lụp xụp 3 gian ven sông bồi, nước ngập thường xuyên. Từ khi Giang vào viện, gia đình chị Mát điêu đứng vì nợ nần.

Ánh mắt chị đượm buồn, vẻ khắc khổ lo toan hằn in. Vì phải ở đây chăm bé mỗi tháng 20 ngày, 10 ngày còn lại đi chở hàng thuê nên không ai nhận chị làm việc. Nỗi lòng người mẹ thấy con đau, ruột như bị cắt trăm mảnh. Chị nuốt nỗi lo vào trong vì sợ cậu con trai buồn. Nỗi đau này khi nào mới dứt?

ae083ab17_2.jpg
Ánh mắt đượm buồn của Giang sau nhiều cơn đau.

 Em Giang cũng như bao em bé khác mắc bệnh máu hiểm nghèo ở Viện Huyết Học và Truyền máu Trung ương đa phần đều có hoàn cảnh khó khăn, ở những vùng núi xa xôi, hẻo lánh. Phương pháp điều trị bệnh là truyền máu hay thải sắt có chu kì suốt đời hoặc điều trị dứt điểm bằng ghép tủy. Tuy nhiên, chi phí một ca ghép tế bào gốc tạo máu khoảng 400 – 500 triệu đồng khiến nhiều bệnh nhân không có điều kiện chữa trị, dần mắc biến chứng nặng và dẫn đến tử vong, bệnh nhân sẽ sống không quá 10 năm.

 “Bây giờ một ca ghép tủy tốn vài trăm triệu có chạy vạy chục năm nữa cũng không có. Người hiến tủy giờ cũng phải nộp 80 triệu. Mới một năm mà số tiền chữa trị đã thấm 80 triệu, muốn sống thì phải theo đuổi việc truyền máu suốt đời, không biết tôi sẽ lo được đến bao giờ” – Chị Mát cảm thấy mình bất lực không thể làm gì được cho con.

Hiện giờ, do em Giang yếu quá nên chị Mát phải gác hết mọi công việc lên túc trực bên em mỗi ngày. Số tiền vay mượn gửi lên chỉ đủ tiền trị xạ và truyền hóa chất đợt này cho em.

Nhìn thấy các em từng ngày đang phải chống chọi với bệnh tật, cha mẹ đang từng ngày lo toan cho các em, chúng tôi có một cảm xúc không thể nói thành lời cứ nghẹn lại. Nghị lực sống của các em khiến những người bình thường như chúng tôi hổ thẹn, trò chuyện với những mảnh đời bất hạnh, chúng tôi nhận ra giá trị cuộc sống theo một cách khác rất riêng. Đến bao giờ, phép màu mới đến để trả lại tuổi thơ và ước mơ cho các em?

Lê Dung
Truyền hình K32A1 



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN