Đào tạo từ xa: Sự phát triển và thực trạng hiện nay

(Sóng trẻ) - Mooc (viết tắt của: “Các khóa học đại học được cấp miễn phí qua Internet”) đã xuất hiện để tạo nên một cuộc cách mạng trong nền giáo dục. Hãy thử nghiên cứu các con số để tìm hiểu xem sự thật có bị thổi phồng hay không.

8537d5bea_distancelearning01.jpg 
Một sinh viên đang xem chương trình của Đại học Mở trên TV năm 1971. Mọi thứ đã thay đổi như thế nào kể từ khi đó? (Ảnh: Peter Trulock/Getty Images)

Đào tạo từ xa không phải là một điều mới. Năm 1938, Hội đồng Quốc tế về Giáo dục hàm thụ (đào tạo qua thư từ) được thành lập tại Canada. Trong cùng năm đó, họ đã tổ chức hội nghị thế giới đầu tiên với sự tham dự của 87 đại biểu. Tuy nhiên, thành phần tham dự hầu hết chỉ đến từ Mỹ hoặc Canada.

Sự gia tăng và phát triển của chương trình đào tạo từ xa

Đến năm 1950, tình hình của hội nghị không được cải thiện nhiều. Những người tham dự chỉ đến từ một hoặc hai nước. Vì vậy để đảm bảo rằng hội nghị có thể giữ vững danh tiếng là hội nghị quốc tế, các nhà tổ chức đã mời mọi người tham dự theo cách thuyết trình bằng âm thanh. Đó thật sự là một cuộc cách mạng.

Có những yếu tố đã làm thay đổi sự giáo dục tương tác, chính điều này làm cho giáo dục từ xa trở nên phổ biến hơn. Quay trở lại quá khứ khi nước Úc là một nước tiên phong trong giáo dục: 100.000 người đã tham gia vào các khóa học tương tác trực tiếp trong những năm sau chiến tranh, hầu hết đó là những chương trình tiểu học. Dần dần, trọng tâm bắt đầu hướng đến những người lớn và những bậc học đào tạo cao hơn. Đàn ông và phụ nữ, những người  đã từng phục vụ trong quân đội đã bắt đầu tìm kiếm cho mình những cơ hội để học tập,tham gia vào giáo dục.

8537d5bea_distancelearning02.jpg 
Những bước đi đầu tiên của các chương trình đào tạo từ xa là việc Đại học Mở phát sóng các bài giảng Toán trên BBC. Ảnh: Đại học Mở/PA

Mặc dù Đại học Mở (viết tắt là OU) của Anh chỉ mới được thành lập từ  năm 1969, tuy nhiên lịch sử của nó trải dài hơn rất nhiều. Trong thực tế , từ năm 1925, khi BBC chỉ là một đài truyền hình còn non trẻ, và JC Stobart là người điều hành đầu tiên về mảng giáo dục, ông đã viết bản đề tài với các đồng nghiệp về một "trường đại học không dây".

Ngày 9 tháng 2 năm 1971, bài học của OU được phát sóng trên truyền hình lần đầu tiên, định hướng cho 25.000 sinh viên ghi danh vào một trong bốn khóa học đa dạng trong các mảng nghệ thuật, khoa học xã hội , khoa học hoặc toán học .

Con số ấn tượng 

Khi các chương trình đào tạo từ xa phát triển hơn, một mô hình mới đã xuất hiện: một khóa học đại học được cấp miễn phí qua Internet - Massive Open Online Courses, được viết tắt là Mooc. Thuật ngữ đề cập đến các khóa học miễn phí và không giới hạn số lượng sinh viên truy cập, được đề ra trong năm 2008 tại Viện Quốc gia Công nghệ về Tự do giáo dục.

Các khóa học miễn phí đã phát triển nhanh chóng. Trong khoảng thời gian ngắn gần bốn năm, tạp chí Time đã tôn vinh chúng như “Ivy League cho tất cả mọi người” hay tờ New York Times đã báo trước về “Năm Mooc lên ngôi”.

Vào tháng 3 năm 2013, một nhà cung cấp Mooc (phi lợi nhuận) đã có 2,8 triệu học viên đăng ký - nhiều hơn số sinh viên đã học tại Đại học Mở trong lịch sử 39 năm phát triển (1,8 triệu người). Tuy nhiên, trung bình, chưa đến 7% số người đăng ký hoàn thành được khóa học.

Có phải học từ xa sẽ bù đắp thiếu sót trong giáo dục chính qui?

Nhiều người sẽ cho rằng việc tăng học phí ở Anh trong bốn năm qua sẽ có tác động lớn tới việc ghi danh vào các trường đại học. Họ có thể đúng. So với các năm trước, số đơn ghi danh vào đại học giảm gần 12% trong năm 2011 vì một số trường đã tăng học phí của họ đến 9000 bảng một năm, đắt hơn ba lần so với trước đó.

Chi phí của các chương trình đào tạo từ xa chỉ chiếm khoảng 6 phần so với học phí bình thường (và hoàn toàn miễn phí với các học viên theo học Mooc), vậy liệu có bất kỳ sự thay đổi nào trong việc chọn lựa chương trình học của các sinh viên hay không?

04a5fd491_vs_all_learners2.png

Tuy nhiên, các dữ liệu lại cho câu trả lời là không. Vào năm 2008, cứ 10 người theo học các khóa sau đại học thì chỉ có 1 người chọn chương trình đào tạo từ xa và con số đó vẫn giữ nguyên trong năm 2012. Tương tự như vậy, ở bậc đại học, các khóa học có hệ đào tạo từ xa chỉ được duy trì ở mức khoảng 16%.

Học viên của các chương trình đào tạo từ xa là những ai?

Những người tham gia các khóa học từ xa thường lớn tuổi hơn so với giới sinh viên nói chung, điều đó được thể hiện ở biểu đồ dưới đây.

8537d5bea_age2.png

Khi nghiên cứu, khảo sát cũng chỉ ra rằng phụ nữ tham gia vào các khóa học từ xa nhiều hơn nam giới. Dữ liệu này để lại một số câu hỏi chưa có đáp án. Liệu tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các khóa học từ xa nhiều hơn nam giới là do họ còn vướng bận việc gia đình? Sự chênh lệch về giới trong các khóa học từ xa nhiều hơn hay ít hơn các khóa học thông thường tại trường?

Một câu hỏi quan trọng nữa cũng chưa được trả lời có liên quan đến việc truy cập. Đại học Mở là nhà cung cấp giáo dục bậc đại học lớn nhất nước Anh cho những người khuyết tật:  17.000 học sinh khuyết tật tham gia các khóa học từ xa trong năm 2011-2012, chiếm một phần đáng kể trong số 79.000 sinh viên đại học ở Vương quốc Anh.

Tương lai nào cho giáo dục từ xa?

Điều gì đã xảy ra kể từ hội nghị đầu tiên của Hội đồng Quốc tế về Giáo dục hàm thụ năm 1938? Một, Hội đồng này đã có một thương hiệu riêng. Nó bây giờ được gọi là Hội đồng quốc tế về đào tạo từ xa. Với con số 24 hội nghị và hàng ngàn đại biểu sau đó, nó đã trở thành đối tác của UNESCO.

Tuy nhiên, đã xuất hiện một số những ý kiến bi quan về tương lai của Mooc. Các nhà phê bình đã chỉ ra rằng: những khóa học miễn phí đều đi theo quỹ đạo truyền thống của "chu kỳ thổi phồng", từ những màn kích thích bằng công nghệ cho đến khi làm cho công chúng đạt được đỉnh điểm của sự mong đợi để rồi khiến họ vỡ mộng trước khi bắt đầu nhận ra và tỉnh táo trở lại. Tất cả những điều này có vẻ giống như một câu chuyện phiêu lưu cho trẻ em hơn là một chu trình giáo dục.

Với  đào tạo từ xa, cơ hội để dân chủ hóa nền giáo dục là rất lớn. Nhưng nếu các nhà cung cấp không thể tìm cách kiếm tiền từ các khóa học miễn phí thì khả năng các chương trình đào tạo từ xa không thể tồn tại chỉ là chuyện sớm hay muộn.

Mona Chalabi (The Guardian)
Dịch: Nguyễn Thanh Huyền 
Quan hệ công chúng K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN