Đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 tại Hà Nội cơ bản và mang tính thực tế

(Sóng trẻ) - Sáng 8/6, các thí sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức bước vào môn thi đầu tiên - Ngữ văn trong kì thi tuyển sinh vào 10 THPT công lập tại Hà Nội. Đề thi Ngữ Văn năm nay được đa số các bạn học sinh đánh giá vừa sức và thiết thực.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ở kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay, Hà Nội có hơn 105.000 thí sinh có mặt làm thủ tục dự thi vào các trường THPT công lập đại trà và hơn 11.000 thí sinh đăng ký dự thi môn chuyên vào các trường, lớp chuyên, hơn 250 em đăng ký dự thi chương trình đào tạo song bằng. Theo lịch thi đã được công bố, đúng 8 giờ sáng ngày 8/6, các sĩ tử bắt đầu làm bài thi môn Ngữ Văn.

Đối với đề thi môn Văn tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm nay, các thí sinh thực hiện bài thi trong 120 phút. Cấu trúc của đề thi vẫn được giữ nguyên như những năm trước với 2 phần nghị luận văn học (6,5 điểm) và nghị luận xã hội (3,5 điểm). 

img_9383.PNG
Đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 THPT công lập của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. (Ảnh: Khánh Nhi)

Môn thi đầu tiên được các bạn học sinh nhận định có độ phân hóa tương đối cao. Đối với phần nghị luận văn học, bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu xuất hiện lại trong đề thi chuyển cấp tại Hà Nội sau 3 năm. Phần lớn các bạn học sinh đều đánh giá đây là một tác phẩm hay, ý nghĩa và khá “dễ thở”.

Đối với phần nghị luận xã hội, đề bài được cho là có tính thực tế và không gây quá nhiều khó khăn cho các thí sinh. Tuy nhiên, đây cũng chính là câu hỏi tạo nên sự phân hóa giữa các thí sinh khi bàn về vấn đề sống đáp ứng mong đợi của người khác 

Tại điểm thi trường THCS Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội), sĩ tử Nam Dương - học sinh trường THCS Khương Mai là thí sinh đầu tiên bước ra khỏi điểm thi. Nam Dương cho biết, so với những đề ôn luyện đã từng làm ở trường, đề thi năm nay có phần "nhẹ nhàng" hơn. Vì vậy, Dương đã hoàn thành hết các câu hỏi trong đề và khá tự tin vào bài làm của mình.

img_9387.PNG
“Tuy nhiên, mình thấy đề năm nay sẽ rất nguy hiểm với những bạn hay học ‘tủ’, vì không nhiều người đoán vào tác phẩm này. Còn đối với những bạn ôn tập chăm chỉ, có năng khiếu với môn văn thì mình thấy mọi người hoàn toàn có thể lấy được điểm khá, giỏi”, Nam Dương (áo đồng phục trắng) đánh giá. (Ảnh: Khánh Nhi)

Tại các điểm thi khác, các thí sinh cũng lần lượt bước ra khỏi điểm thi trong sự đón chờ từ phía người thân, gia đình. Bạn Phan Gia Bảo là một trong những thí sinh bước ra sớm nhất tại điểm thi THPT Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội). Gia Bảo khẳng định bản thân làm bài khá thuận lợi dù môn Văn không phải là môn thế mạnh. “Mình đánh giá câu nghị luận văn học có tính thời sự cao khi đề ra tác phẩm ‘Đồng chí’, bởi năm nay, nước ta vừa kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Chính vì vậy, mình không thấy sự đánh đố nhiều lắm khi thi vào tác phẩm này”, Gia Bảo cho biết.

thiet-ke-chua-co-ten-2024-06-08t120536-427.png
“Bên cạnh đó, mình thấy câu nghị luận xã hội khá khó vì đòi hỏi các bạn phải có suy nghĩ sâu sắc, có chính kiến. Tuy nhiên, vấn đề nghị luận năm nay lại rất thiết thực, gần gũi”, thí sinh chia sẻ thêm. (Ảnh: Ngọc Diệp)
thiet-ke-chua-co-ten-2024-06-08t120552-149.png
Cũng nhận định rằng đây là một đề thi vừa sức, Thùy Dương - học sinh trường Hermann Gmeiner (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ dù đây không phải là tác phẩm thí sinh này ôn tập trọng tâm nhưng Thùy Dương vẫn tự tin với chất lượng bài làm của mình có thể đạt được từ 7,5 - 8 điểm. (Ảnh: Ngọc Diệp)

Chia sẻ với phóng viên, cô Thuý Nga - giáo viên dạy môn Ngữ văn tại trường THPT chất lượng cao Lê Lợi (Hà Đông) cho biết đề thi phù hợp với học sinh, không quá khó và không đánh đố thí sinh, chỉ cần học những kiến thức cơ bản cũng dễ dàng đạt điểm từ 6.5 đến 7.75. Đề thi bám sát khung chương trình học sinh được học ở trường và có khả năng phân loại tốt thí sinh. Dự đoán điểm nằm ở mức trung bình, khá chiếm 70% - 75%. 

Nhìn chung, đề thi Văn năm nay có cấu trúc cơ bản, được đánh giá tương đối dễ cho các thí sinh. Chiều nay, vào lúc 14 giờ, các thí sinh sẽ tiếp tục bước vào làm bài thi Ngoại ngữ trong thời gian 60 phút. 

                                    

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN