Điểm danh thói xấu khó bỏ của sinh viê

(Sóng trẻ) -  Nói đến sinh viên tức là nói đến những trí thức trẻ đầy sức sống, sáng tạo, tự tin và bản lĩnh. Họ dám nghĩ, dám làm, dám chịu thử thách từ những ý tưởng độc đáo và thú vị.  Song,  bên cạnh những điểm tích cực đó, sinh viên ngày nay cũng mắc phải những thói quen xấu khó bỏ.

Lười – căn bệnh “mãn tính” của sinh viên

Lười học,  lười đọc,  lười phát biểu chỉ là ba trong số muôn vàn kiểu lười phổ biến ở sinh viên. Sự chăm chỉ thức khuya dậy sớm dùi mài kinh sử suốt những năm tháng phổ thông đã được đền đáp thỏa đáng bằng việc bước chân vào cánh cửa đại học. Và bây giờ là khoảng thời gian tuyệt vời cho sinh viên xả hơi
.
Thời gian rảnh rỗi thay vì bổ sung kiến thức, củng cố kĩ năng thì một số bạn lại cắm cúi lên mạng xem phim, nghe nhạc, chat facebook... Thậm chí đến quyển giáo trình cũng vẫn còn mới tinh vì chủ nhân của nó không bao giờ “đụng” tới.
 
Đối với sinh viên bây giờ, việc hôm nay là để tuần sau, tháng sau, thậm chí là năm sau.

Môi trường đại học khác xa với môi trường THPT, yêu cầu tính tự học, tự nghiên cứu rất cao. Không còn ai nhắc bạn làm bài về nhà mỗi khi đến lớp, thầy cô cũng không hối thúc kiểm tra bài cũ. Không có sự giám sát quản lí nghiêm ngặt, sinh viên rất dễ rơi vào tình trạng lười biếng, uể oải, không phát huy đươc sự năng động sáng tạo trong từng môn học. Hệ quả của sự lười biếng đó sẽ được thể hiện ngay trong kết quả học tập, khi đó nếu có hối hận thì cũng đã muộn màng

ff96c1af4_anh1.jpg.jpg
                     Lười đã trở thành căn bệnh khó chữa của sinh viên (Ảnh: Internet)

Bùng” học, trốn tiết – chuyện phổ biến trong đời sinh viên

Bùng học,  trốn tiết với những sinh viên chăm chỉ thì dường như là một điều gì đó quá xa vời, nhưng với một bộ phận sinh viên “lười” còn lại thì đó được xem như một hành động bình thường, thậm chí đã trở nên quen thuộc 

Lý do bùng học, trốn tiết cũng rất phong phú như: “Bận việc riêng, bận đi làm, bận tiếp bạn…”.  Đã rất nhiều trường hợp không được thi hay tệ hơn nữa là đình chỉ học vì nghỉ quá số buổi môn học cho phép.

Ngủ “nướng”,  thức khuya vì… có nhiều thời gian rảnh rỗi

Khi có môt câu hỏi được đặt ra cho sinh viên là: “Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh rỗi?” thì hơn nửa số sinh viên trả lời là dùng vào việc “ngủ”.  Cũng không nên quá ngạc nhiên trước câu trả lời này vì sự thật thì sinh viên là người ngủ nướng nhiều nhất. Do lịch học ở trường sắp xếp thì chỉ đi học vào buổi sáng hoặc buổi chiều, khoảng thời gian còn lại sẽ được “ưu ái” cho giấc ngủ. Và cũng có những sinh viên sinh bỏ học để ngủ bù vì buổi tối hôm trước thiếu ngủ. Còn một số người cố gắng dậy đi học từ tiết hai nhưng lên giảng đường lại nằm ra vật vã trên bàn và rồi say giấc khi nào không hay. 

Theo các nhà khoa học thì ngủ một ngày 8 tiếng là đủ, khi đó đầu óc mới thoải mái, đủ tỉnh táo để học tập và làm việc hiệu quả hơn. Do vậy ngủ nhiều có thể làm cho đầu óc thiếu minh mẫn, cơ thể mệt mỏi.

Chuyện thức khuya vốn là đặc trưng của sinh viên. Đặc biệt, các bạn sinh viên nam sẵn sàng thức để “cày” game thâu đêm suốt sáng, các bạn nữ lại thức đêm để xem hết phim một bộ phim hay lên facebook viết status tâm sự đến gần sáng. Còn việc thức khuya để học bài thường chỉ tồn tại khi mùa thi đến.

Dễ thấy, thức khuya hay ngủ nướng sẽ kiến sinh viên suy giảm sức khỏe, thậm chí thường xuyên có tình trạng mệt mỏi, đầu óc choáng váng. Vì vậy, các bạn nên bố trí, sắp xếp thời gian cho hợp lí, dành đủ thời gian cho việc nghỉ ngơi  để có một kết quả học tập thật tốt.
                                                                    5ddb3f513_anh2.jpg

Cơ thể mệt mỏi do chưa sắp xếp cân đối thời gian để nghỉ ngơi (Ảnh: Internet)

Thiếu tự tin vì sức ỳ quá lớn

Không thể phủ nhận rằng sinh viên ngày nay năng động, tự tin trong nhiều hoạt động. Tuy nhiên bộ phận đó chỉ chiếm một phần khá "khiêm tốn", phần lớn còn lại chưa đủ can đảm thoát khỏi chiếc "vỏ bọc" của chính mình. Một thực tế đáng lo ngại là sinh viên năm thứ 3, thứ 4 đại học mà còn “sợ sai” khi phát biểu ý kiến hoặc trình bày trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu kiến thức, kĩ năng giao tiếp. Họ mang trong mình tâm lí “giấu dốt”, lười học hỏi, trao đổi. Thuyết trình hay làm tiểu luận, cũng chỉ là hình thức sinh viên "trả bài" lại cho thầy cô. 

Hay như việc học Tiếng Anh trong suốt những năm ở phổ thông và còn tiếp tục được đào tạo trong 4 năm đại học nhưng khi đứng trước người nước nài cứ lúng túng như gà mắc tóc, không nói được những câu giao tiếp thông thường. Đó là vì thường ngày các bạn thiếu tự tin, lúc nào cũng sợ nói sai nên "ngại" nói. 

Đừng để những nỗi sợ vô hình ám ảnh bạn.Hãy can đảm dũng cảm đối mặt vượt qua nó. "Can đảm để hành động và có trách nhiệm là công thức cơ bản của sự tự tin".

Nguyễn Hữu Trung
Lớp Báo chí đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN