Đỗ xe dưới lòng đường: Nguyên nhân ách tắc trên phố cổ?

(Sóng Trẻ) - Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường không còn là một vấn đề xa lạ đối với người dân Hà Nội nữa, mà đã trở thành một vấn nạn khó giải quyết, đặc biệt là người dân khu vực phố cổ.

Thực trạng đáng buồn

Mặc dù lệnh cấm buôn bán, để xe trên lòng đường, vỉa hè đã được ban bố từ rất lâu, nhưng trên các tuyến phố cổ ở Hà Nội, tình trạng này không hề được cải thiện, mà ngày càng có xu hướng gia tăng.

Vòng quanh các tuyến đường khu vực phố cổ, rất dễ nhận thấy cùng với hàng quán vỉa hè được mở la liệt, vô tội vạ là những “nơi trông giữ xe di động” ngày càng mọc lên mặc không gian đường phố chật hẹp. Nhiều du khách nước nài, đặc biệt là những người dân tham gia giao thông qua các tuyến đường cảm thấy khó chịu trước tình trạng này. Dọc các khu phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân,… diện tích vỉa hè hầu như không còn.

 img_8310 - Upanh.com

Nài ra lòng đường cũng được tận dụng triệt để trở thành nơi trông giữ xe cho khách vào mua tại các cửa hàng. Một số người còn biến lòng đường trở thành điểm trông xe cho những ai có nhu cầu đi bộ mua sắm. Các tuyến phố như Hàng Bạc, Lò Sũ, Mã Mây, Hàng Mã, Hàng Đường… cũng trở thành “điểm nóng” của tình trạng này. Thậm chí, tại một số tuyến phố có treo biển “khu dân cư văn hóa” tình trạng này cũng diễn ra một cách hết sức thoải mái. Bên dưới những tấm biển đỏ, người dân vẫn ngang nhiên đỗ xe, để xe, lấn chiếm lòng đường. Một số công ty nhỏ trên địa bàn phố cổ, do thiếu bãi đỗ xe nên cũng đành “mượn tạm” lòng đường làm nơi đỗ xe ô tô cho cán bộ nhân viên, dẫn tới tình trạng ách tắc ngày càng trầm trọng. 

Nhiều người dân bày tỏ mỗi khi tham gia giao thông trên các đoạn đường thuộc khu vực phố cổ, họ đều cảm thấy rất bức xúc. Việc lấn chiếm trắng trợn này khiến đường vốn đã tắc lại càng tắc hơn. Nhiều khi ra đường không vào giờ tan tầm, nhưng do diện tích đường chật hẹp, lại có quá nhiều xe đỗ chật cứng nên cũng không tránh khỏi giao thông, đi lại khó khăn. 

Trách nhiệm thuộc về ai?  

Không chỉ ý thức của người dân còn kém, mà công tác quản lý của chính quyền địa phương còn rất lỏng lẻo. Chính vì thế tình trạng này mới không những không được giải quyết mà còn trở thành vấn nạn, gây bức bối cho người tham gia giao thông. Trách nhiệm trong vấn đề này hơn ai hết thuộc về Chủ tịch các quận, huyện. Nếu thắt chặt hơn nữa, dùng những chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp cố tình vi phạm thì có lẽ sẽ cải thiện hơn rất nhiều.

Mỗi người dân cần nâng cao ý thức chấp hành, để báo vệ quyền lợi của chính bản thân mình, đồng thời phía chính quyền địa phương cũng cần thắt chặt hơn nữa quyền giám sát, xử lý để trả lại vỉa hè, lòng đường cho những tuyến đường phố cổ.

Nguyễn Thu Quỳnh

Báo In K30A1

Học viện báo chí và Tuyên truyền


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN