Đưa ẩm thực chay đường phố đến gần hơn với du khách Hà Nội

(Sóng trẻ)-Ẩm thực chay đã xuất hiện ở Việt Nam rất lâu và duy trì đến ngày nay. Nếu như ở miền Nam, khách du lịch đã quá quen thuộc với các món ăn chay đường phố với giá “vô cùng bình dân” thì ở Hà Nội vẫn chưa xuất hiện hình thức ăn chay độc đáo này.

Ẩm thực chay đường phố xuất hiện từ lâu đời

Ẩm thực chay đường phố xuất phát từ các quán ăn bình dân vỉa hè, chủ yếu dành cho những người có điều kiện và mức sống thấp khi món chay rẻ hơn nhiều so với các món mặn khác.

Ẩm thực chay đường phố xuất hiện từ rất sớm và là một điểm nhấn đặc biệt đối với du khách. Nổi tiếng nhất phải kể đến nước bạn Lào với khu ẩm thực chay đường phố  Luang Prabang cách thủ đô Viêng Chăn hơn 400 km. Chợ đêm ở đây có các khu ẩm thực đầy ắp các món ăn, cứ vài quán du khách sẽ thấy một hàng bán đồ chay. Món chay ở phố Sisavangvong được bán dưới dạng buffet với hàng chục món ăn với mức giá chỉ khoảng 20-30.000 nghìn đồng một đĩa.

351100097_chay2.jpg
(Phố ẩm thực chay ở Luang Prabang-Lào khá nổi tiếng được nhiều du khách biết đến)

Ở Việt Nam, Thành phố Huế được biết đến bởi phong cách ẩm thực cung đình độc đáo đặc biệt phải kể đến ẩm thực chay. Du khách khi ghé thăm bất cứ ngôi chùa nào vào ngày rằm, mùng một đều được nhà chùa mời ăn chay. Các hàng quán cũng đồng loạt đổi sang bán món chay để phục vụ người dân và du khách trong ngày này. Ngay cả một khu chợ quê hay một sạp hàng nho nhỏ cũng khoảng mấy chục món chay làm từ rau, củ, quả, đậu phụ... Các món chay giả cũng vô cùng phong phú như thịt luộc, gà bóp, gà rán, bánh canh, bún phở... Giá cả trung bình ở đây khoảng 20-30 nghìn đồng.

Ở ngay tại Xóm Hồng Bàng Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xuất hiện khu ẩm thực Chay Xóm Giá. Trong con hẻm nhỏ đường Hồng Bàng dài chừng trăm mét mà có tới 16 quán chay với món ăn đa dạng như hủ tiếu, mỳ xào, bò kho chay, bún riêu chay... Giá cả ở đây vô cùng rẻ chỉ tầm  10.000-15.000 nghìn đồng  một phần.

2e835cd87_chay3.jpg 
(Quán hủ tiếu trong khu ẩm thực Chay Xóm Giá được nhiều dân lao động đến ăn)

Mang ẩm thực chay đường phố đến với Thủ đô

Nếu như ở Huế hay ở Sài Gòn, ẩm thực chay đường phố đã xuất hiện với giá cả phải chăng, thu hút được một lượng lớn du khách và khách thập phương thì ở Hà Nội, các món chay thường được biết đến trong các nhà hàng.

Cô Nguyễn Thị Mùi-đang làm giảng viên ở Hà Nội cho biết thêm “Tôi từng đi vào Sài Gòn, từng được ăn các món ăn chay đường phố với giá khá rẻ. Tuy rẻ nhưng quán lại khá đông đúc, phục vụ chất lượng. Còn ở Hà Nội muốn ăn chay phải vào các nhà hàng ăn chay như tôi từng đến ăn ở Loving Hut, chứ chưa có quán chay nào ở đường phố cả”

Một số nhà hàng chay nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến nhà hàng Loving Hut, Bồ Đề quán, Nại ô quán hay Cơm chay Hà thành... Không gian các nhà hàng sang trọng với diện tích lớn, cách bày trí đẹp mắt, các món ăn chay với thực đơn phong phú hấp dẫn thực khách. Tuy nhiên, các món ăn chay ở đây không phải là rẻ, một xuất cơm chay trung bình khoảng 50.000 nghìn đồng một suất, nếu ăn theo kiểu buffet hoặc các món ăn đặc trưng sẽ có giá đắt hơn.

351100097_chay4.jpg
(Chủ yếu đồ ăn chay ở Hà Nội đều từ các cửa hàng chay lớn và sang trọng)

Điều lạ là ngay giữa lòng Thủ đô-nơi hội tụ tinh hoa của ẩm thực Việt lại chưa xuất hiện bất cứ một quán chay đường phố nào. Có chăng chỉ là chương trình “Bếp An Vui” (tổ chức ở Nhà Văn Hóa Khu Dân Cư Cụm 2, Ngõ 58, Đường Hoàng Đạo Thành, Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội) cách đây một năm để cho thực khách biết đến ẩm thực chay đường phố.

Đây là chương trình do Cửa hàng Búp Tâm An tổ chức được trích từ quỹ Tâm hồn xanh với chủ đề “Thương yêu cùng đặc sản truyền thống”. Mọi người được tham gia nấu ăn chay miễn phí và thưởng thức ẩm thực chay mà không phải đóng một khoản tiền nào.

351100097_chay6.jpg
(Lần đầu tiên ẩm thực chay đường phố diễn ra tại Hà Nội)

“Dù cũng có một vài nhà hàng phục vụ đồ chay nhưng văn hóa ăn chay hầu như không tồn tại trong nghệ thuật ẩm thực đường phố của Hà Nội. Điều này quả là bi kịch đối với ai đó muốn thưởng thức các món ăn rất hấp dẫn ở thành phố này”. Cô Tabitha-blogger người Australia nhận xét khi thưởng thức ẩm thực Hà Nội cho biết. 

Là một người ăn chay, cô Tabitha cho biết đã tiếp cận các món ăn Hà Nội bằng cách loại bỏ các thành tố “mặn” hết mức có thể như không ăn thịt mà chỉ ăn rau, ví thử như món “phở không thịt”, “bún không thịt”... Nài ra cô còn thay thế nước mắm bằng xì dầu.

Bạn Vũ Thanh Thủy-sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay “Gia đình mình có theo Đạo Phật, rất hay ăn chay vào mùng 1 và rằm. Khi học xa nhà ở Hà Nội, mình rất muốn ăn những món chay bình dân mà ở đây không có, toàn là các cửa hàng lớn mà sinh viên như mình không có nhiều tiền để vào”

Ông Nguyễn Hữu Sâm-Mỹ Đình (Hà Nội) vẫn mong muốn có những cửa hàng ăn chay bình dân để mọi người được tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa ăn chay “Nếu tôi còn trẻ chắc sẽ mở một cửa hàng ăn chay bình dân dành cho mọi tầng lớp”

Rất nhiều du khách nước nài ăn chay, vậy mà Hà Nội-nổi tiếng bởi thành phố có nền ẩm thực phong phú vào top thế giới lại không có món “chay đường phố” này. Ẩm thực chay đường  phố có thể đơn giản chỉ cần loại bỏ dầu mỡ, thịt thà để bữa ăn thêm thanh tịnh, mang lại sức khỏe tốt.

Vũ Quỳnh Khánh Linh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN