Ghi nhanh không khí tại triển lãm báo chí Pháp
(Sóng Trẻ) - Hàng trăm loại sách báo và tạp chí từ thông thường tới chuyên ngành đã được giới thiệu tại Triển lãm Báo chí Pháp bắt đầu từ 5/11.
Chiều 5/11, Triển lãm báo chí Pháp chính thức mở cửa cho độc giả tới tham quan tại tầng 2, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội (24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đây là hoạt động do UNI-Presse- Hiệp hội phát triển Báo chí Pháp trên thế giới – tổ chức hàng năm, dành cho độc giả sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội.
Thông qua triển lãm, Hiệp hội phát triển Báo chí Pháp (UNI-Presse) muốn cho người xem thấy được một phần nào đó sự đa dạng và phong phú của một nền báo chí lớn đã trải qua mấy thế kỉ duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, đây là cơ hội để Hiệp hội giới thiệu văn hóa Pháp tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Triển lãm giới thiệu nhiều tạp chí khác nhau, từ thông thường tới chuyên ngành, phục vụ độc giả quan tâm tới báo chí Pháp ở mọi lứa tuổi, giới, ngành nghề... Có thể kể đến một số những tạp chí nổi tiếng như: Urbanisme (tạp chí kiến trúc); Onze, sport&vie ( tạp chí thể thao); Guide Cusine, (tạp chí nấu ăn); Papoum (tạp chí trẻ em); Ouest – France (địa phương), Historia (tạp chí về lịch sử), philosophie (tạp chí triết học)...
Khác với những cuộc triển lãm thông thường, người đến xem triển lãm Báo chí Pháp có cảm giác mình như đang ở trong một thư viện. Không gian triển lãm khá yên tĩnh và nghiêm túc. Hàng trăm những loại tạp chí, sách báo được đặt trên ba chiếc bàn xếp liền với nhau ở vị trí trung tâm. Sau khi lựa chọn cho mình hai cuốn giới thiệu nước Pháp bằng tiếng Việt, cũng như bao bạn đến triển lãm, chúng tôi chăm chú tìm hiểu và tránh không làm phiền đến những độc giả khác.
Theo quan sát, người đến xem triển lãm hầu hết là những bạn yêu thích tiếng Pháp, nước Pháp, muốn tìm hiểu về con người, văn hóa của đất nước hình lục lăng hay đơn giản là phục vụ nhu cầu du học.
Bạn Vũ Tiến Trung, cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chia sẻ: "Hiện nay mình đã ra trường. Mong muốn của mình là tiếp tục học cao học và nơi mà mình muốn đến là Pháp. Mình đến triển lãm lần này để tìm hiểu thêm về nước Pháp, đặc biệt là những ngôi trường đại học ở đó".
Dương Huy Hoàng, một sinh viên đang du học tại Pháp, cho biết: "Mình thích không khí ở triển lãm này. Nó giống như thư viện và nhờ đó mình có thể tập trung đọc tạp chí"
Em của Hoàng, Dương Hoàng Vũ, học sinh lớp 7 trường THCS Chu Văn An, cầm cuốn tạp chí Jelis dành cho trẻ em vừa đọc xong nói: "Em học nại ngữ bằng tiếng Pháp từ nhỏ. Em đến triển lãm để xem truyện tranh. Những truyện tranh của Pháp hình ảnh rất vui nhộn, các lời nói của nhân vật đọc dễ hiểu".
Cũng có một vài bạn đến triển lãm mặc dù chưa biết tiếng Pháp, cũng như tôi vậy, tuy nhiên, thông qua cuốn sách bằng tiếng Việt, các bạn có thể biết nhiều hơn về nước Pháp, về văn hóa, địa lý và con người nơi đây.
Triển lãm sẽ diễn ra trong 6 ngày và kết thúc vào 10/11
Những hình ảnh tại triển lãm Báo chí Pháp trong hai ngày 5-6/11:
Chiều 5/11, Triển lãm báo chí Pháp chính thức mở cửa cho độc giả tới tham quan tại tầng 2, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội (24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đây là hoạt động do UNI-Presse- Hiệp hội phát triển Báo chí Pháp trên thế giới – tổ chức hàng năm, dành cho độc giả sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội.
Thông qua triển lãm, Hiệp hội phát triển Báo chí Pháp (UNI-Presse) muốn cho người xem thấy được một phần nào đó sự đa dạng và phong phú của một nền báo chí lớn đã trải qua mấy thế kỉ duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, đây là cơ hội để Hiệp hội giới thiệu văn hóa Pháp tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Triển lãm giới thiệu nhiều tạp chí khác nhau, từ thông thường tới chuyên ngành, phục vụ độc giả quan tâm tới báo chí Pháp ở mọi lứa tuổi, giới, ngành nghề... Có thể kể đến một số những tạp chí nổi tiếng như: Urbanisme (tạp chí kiến trúc); Onze, sport&vie ( tạp chí thể thao); Guide Cusine, (tạp chí nấu ăn); Papoum (tạp chí trẻ em); Ouest – France (địa phương), Historia (tạp chí về lịch sử), philosophie (tạp chí triết học)...
Đa dạng các tạp chí Pháp.
Khác với những cuộc triển lãm thông thường, người đến xem triển lãm Báo chí Pháp có cảm giác mình như đang ở trong một thư viện. Không gian triển lãm khá yên tĩnh và nghiêm túc. Hàng trăm những loại tạp chí, sách báo được đặt trên ba chiếc bàn xếp liền với nhau ở vị trí trung tâm. Sau khi lựa chọn cho mình hai cuốn giới thiệu nước Pháp bằng tiếng Việt, cũng như bao bạn đến triển lãm, chúng tôi chăm chú tìm hiểu và tránh không làm phiền đến những độc giả khác.
Một học sinh trường THCS Chu Văn An đang nghiền ngẫm tạp chí dành cho trẻ em.
Theo quan sát, người đến xem triển lãm hầu hết là những bạn yêu thích tiếng Pháp, nước Pháp, muốn tìm hiểu về con người, văn hóa của đất nước hình lục lăng hay đơn giản là phục vụ nhu cầu du học.
Bạn Vũ Tiến Trung, cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chia sẻ: "Hiện nay mình đã ra trường. Mong muốn của mình là tiếp tục học cao học và nơi mà mình muốn đến là Pháp. Mình đến triển lãm lần này để tìm hiểu thêm về nước Pháp, đặc biệt là những ngôi trường đại học ở đó".
Dương Huy Hoàng, một sinh viên đang du học tại Pháp, cho biết: "Mình thích không khí ở triển lãm này. Nó giống như thư viện và nhờ đó mình có thể tập trung đọc tạp chí"
Em của Hoàng, Dương Hoàng Vũ, học sinh lớp 7 trường THCS Chu Văn An, cầm cuốn tạp chí Jelis dành cho trẻ em vừa đọc xong nói: "Em học nại ngữ bằng tiếng Pháp từ nhỏ. Em đến triển lãm để xem truyện tranh. Những truyện tranh của Pháp hình ảnh rất vui nhộn, các lời nói của nhân vật đọc dễ hiểu".
Cũng có một vài bạn đến triển lãm mặc dù chưa biết tiếng Pháp, cũng như tôi vậy, tuy nhiên, thông qua cuốn sách bằng tiếng Việt, các bạn có thể biết nhiều hơn về nước Pháp, về văn hóa, địa lý và con người nơi đây.
Triển lãm sẽ diễn ra trong 6 ngày và kết thúc vào 10/11
Những hình ảnh tại triển lãm Báo chí Pháp trong hai ngày 5-6/11:
Tạp chí về quan hệ quốc tế và triết học Pháp.
Tạp chí về khoa học tự nhiên và lịch sử Pháp.
Một bạn đang say sưa tìm hiểu và nghiên cứu.
Trí Công - Mai Linh
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận