Giá điện chuẩn cho người thuê trọ: Có quá xa vời?
(Sóng Trẻ) - Cứ 4 người ở trọ chung phòng thì được tính giá điện như một hộ gia đình và giá áp dụng cho 100 Kwh đầu tiên ở mức thấp nhất. Đây là thông tư quy định về giá bán điện của Bộ công thương nhằm đảm bảo vấn đề an sinh cho những người thuê nhà và được áp dụng ở tất cả các khu trọ của công nhân, sinh viên. Chính thức có hiệu lực từ năm 2009, thế nhưng, quy định này có thực sự đi sâu vào thực tiễn và đem lại những hiệu quả thiết thực?
Chuyển biến tích cực
Theo thông tư số 42/2011/TT-BCT, định mức điện áp dụng đối với công nhân, người lao động và sinh viên thuê nhà để ở căn cứ vào giấy đăng ký tạm trú và 04 người được tính là 1 định mức điện giá bán lẻ sinh hoạt bậc thang. Cụ thể: 01 người tính là 1/4 định mức, 02 người tính là 1/2 định mức, 03 người tính là 3/4 định mức, 04 người tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Việc áp dụng quy định của thông tư vào thực tiễn đời sống sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng chi tiêu, là giải pháp an sinh mang tính tích cực cho nhóm đối tượng thuê trọ nài và có mức thu nhập thấp. Sau 3 năm triển khai thông tư này, một số địa phương đã có những chuyển biến tích cực. Thành phố Hồ Chí Minh tuy có số lượng dân đông nhất (với hơn 1 triệu công nhân lưu trú ở các hộ dân bên nài) nhưng cũng là nơi đang được đánh giá cao, triển khai tốt chính sách an sinh này.
Những thông báo được triển khai đến từng hộ thuê trọ (theo VTV)
Những bản thông báo về giá bán điện đã được được triển khai đến từng hộ cho thuê trọ. Đặc biệt là trên các thông báo này có đính kèm số điện thoại cần liên hệ khi có việc bán điện giá cao.
Những số điện thoại kèm theo trong thông báo (theo VTV)
Anh Nguyễn Văn Dũng (phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) cho biết: “Từ khi có thông báo này, người dân đã biết chỗ để kiến nghị và không bị dùng điện giá cao” (theo VTV).
Nhưng còn xa lạ với nhiều người
Thông tư đã được ban hành và triển khai thực hiện được khoảng 3 năm. Thế nhưng, còn rất nhiều chủ hộ cho thuê vi phạm, tự ý định mức tiền điện bất cứ khi nào họ muốn. Không ít công nhân, sinh viên thuê trọ chỉ ngậm ngùi chấp nhận đóng tiền điện với giá “cắt cổ”.
Nhiều chủ nhà trọ thẳng thừng: “Chê đắt thì kiếm chỗ khác rẻ hơn mà ở”. Để đối phó quy định này, các chủ trọ thường chỉ đăng ký tạm trú sáu tháng hoặc không đăng ký với lý do người ở trọ không ổn định. Hoặc chính bản thân những người chủ trọ cũng không hề biết đến sự tồn tại của thông tư này. Bác Tuyết – một chủ trọ cho thuê phòng ở Xuân Thủy cho biết: “Giá điện Nhà nước tăng thì hiển nhiên giá điện cho thuê cũng phải tăng theo. Nếu không thì tôi phải bù lỗ tiền điện cho những người thuê trọ”.
Một thông báo tăng giá điện của chủ trọ
Tuấn (sinh viên năm ba, Đại học Sư phạm I Hà Nội) chia sẻ: “Mình đã ở trọ quanh khu Xuân Thủy này hơn hai năm rồi. Cũng đã một vài lần chuyển nhà nhưng dù trọ ở đâu cũng với giá điện rất cao. Thuê trọ năm nhất, giá tiền điện là 3500 đồng/1 số. Nhưng đến bây giờ, chủ trọ chỗ mình đã tăng giá điện lên đến 5000 đồng/số. Thực sự thấy thu tiền điện như vậy đối với người thuê trọ là bất hợp lý nhưng cũng chẳng biết kêu ai”.
Thực tế đang diễn ra là những người đi thuê trọ vẫn phải “oằn lưng” cõng giá điện cao hơn giá điện định mức mà thông tư của Bộ Công thương quy định. Thiết nghĩ tồn tại này là do các cơ quan chức năng đã buông lỏng khâu quản lí hay chính những người thuê trọ đang thiếu mạnh dạn trong việc đòi quyền lợi cho mình?
Nhóm tác giả:
Kiều Luyến, Minh Quý, Thu Thủy, Nguyễn Ngọc, Lan Anh
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Chuyển biến tích cực
Theo thông tư số 42/2011/TT-BCT, định mức điện áp dụng đối với công nhân, người lao động và sinh viên thuê nhà để ở căn cứ vào giấy đăng ký tạm trú và 04 người được tính là 1 định mức điện giá bán lẻ sinh hoạt bậc thang. Cụ thể: 01 người tính là 1/4 định mức, 02 người tính là 1/2 định mức, 03 người tính là 3/4 định mức, 04 người tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Việc áp dụng quy định của thông tư vào thực tiễn đời sống sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng chi tiêu, là giải pháp an sinh mang tính tích cực cho nhóm đối tượng thuê trọ nài và có mức thu nhập thấp. Sau 3 năm triển khai thông tư này, một số địa phương đã có những chuyển biến tích cực. Thành phố Hồ Chí Minh tuy có số lượng dân đông nhất (với hơn 1 triệu công nhân lưu trú ở các hộ dân bên nài) nhưng cũng là nơi đang được đánh giá cao, triển khai tốt chính sách an sinh này.
Những thông báo được triển khai đến từng hộ thuê trọ (theo VTV)
Những bản thông báo về giá bán điện đã được được triển khai đến từng hộ cho thuê trọ. Đặc biệt là trên các thông báo này có đính kèm số điện thoại cần liên hệ khi có việc bán điện giá cao.
Những số điện thoại kèm theo trong thông báo (theo VTV)
Anh Nguyễn Văn Dũng (phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) cho biết: “Từ khi có thông báo này, người dân đã biết chỗ để kiến nghị và không bị dùng điện giá cao” (theo VTV).
Nhưng còn xa lạ với nhiều người
Thông tư đã được ban hành và triển khai thực hiện được khoảng 3 năm. Thế nhưng, còn rất nhiều chủ hộ cho thuê vi phạm, tự ý định mức tiền điện bất cứ khi nào họ muốn. Không ít công nhân, sinh viên thuê trọ chỉ ngậm ngùi chấp nhận đóng tiền điện với giá “cắt cổ”.
Nhiều chủ nhà trọ thẳng thừng: “Chê đắt thì kiếm chỗ khác rẻ hơn mà ở”. Để đối phó quy định này, các chủ trọ thường chỉ đăng ký tạm trú sáu tháng hoặc không đăng ký với lý do người ở trọ không ổn định. Hoặc chính bản thân những người chủ trọ cũng không hề biết đến sự tồn tại của thông tư này. Bác Tuyết – một chủ trọ cho thuê phòng ở Xuân Thủy cho biết: “Giá điện Nhà nước tăng thì hiển nhiên giá điện cho thuê cũng phải tăng theo. Nếu không thì tôi phải bù lỗ tiền điện cho những người thuê trọ”.
Một thông báo tăng giá điện của chủ trọ
Tuấn (sinh viên năm ba, Đại học Sư phạm I Hà Nội) chia sẻ: “Mình đã ở trọ quanh khu Xuân Thủy này hơn hai năm rồi. Cũng đã một vài lần chuyển nhà nhưng dù trọ ở đâu cũng với giá điện rất cao. Thuê trọ năm nhất, giá tiền điện là 3500 đồng/1 số. Nhưng đến bây giờ, chủ trọ chỗ mình đã tăng giá điện lên đến 5000 đồng/số. Thực sự thấy thu tiền điện như vậy đối với người thuê trọ là bất hợp lý nhưng cũng chẳng biết kêu ai”.
Thực tế đang diễn ra là những người đi thuê trọ vẫn phải “oằn lưng” cõng giá điện cao hơn giá điện định mức mà thông tư của Bộ Công thương quy định. Thiết nghĩ tồn tại này là do các cơ quan chức năng đã buông lỏng khâu quản lí hay chính những người thuê trọ đang thiếu mạnh dạn trong việc đòi quyền lợi cho mình?
Nhóm tác giả:
Kiều Luyến, Minh Quý, Thu Thủy, Nguyễn Ngọc, Lan Anh
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận